Luật Thiên Phúc

Thủ tục mua bán doanh nghiệp

  1. - Cập nhật:
  2. 980

Với thị trường kinh tế đầy biến động, thực trạng các công ty có quy mô nhỏ và vừa không đủ khả năng để tiếp tục hoạt động đành phải “bán” lại công ty của mình cho một bên khác đang diễn ra khá phổ biến. Vậy, mua bán doanh nghiệp là gì? Liệu thủ tục mua bán doanh nghiệp có phức tạp và cần nhiều điều kiện không? Bài viết sau đây, Luật Thiên Phúc sẽ giải đáp cho doanh nghiệp về quy trình, thủ tục mua bán doanh nghiệp cần biết.

  1. Căn cứ pháp lý
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Luật đầu tư năm 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
  1. Khái niệm mua bán doanh nghiệp là gì?

Quy trình mua bán doanh nghiệp M&A là viết tắt của cụm từ Merger and Acquisition, đây là hoạt động mà một doanh nghiệp dành quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp khác thông qua hình thức sáp nhập hoặc có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ số cổ phần, vốn góp, tài sản của doanh nghiệp kia. Mua bán doanh nghiệp là một quá trình gồm nhiều giai đoạn phức tạp mà các chủ thể tham gia phải có một mục tiêu nhất định và có sự am hiểu về mặt thị trường, tài chính và pháp lý.

  • Quy trình mua bán doanh nghiệp

Mỗi thương vụ M&A đều có những điểm riêng biệt nhất định nhưng nhìn chung, đa số các thương vụ vẫn được tiến hành theo một quy trình cơ bản như sau:

Bước 1: Lên kế hoạch và đàm phán sơ bộ

Khi đã xác định được mục tiêu và tìm được công ty có thể đáp ứng với các tiêu chí đã đề ra, Bên mua có thể trao đổi thêm thông tin, đàm phán với bên bán, lên kế hoạch và đưa ra một đề nghị với bên bán một số điều khoản cơ bản như giá cả, quyền và nghĩa vụ của hai bên,.. trước khi đàm phán và hoàn thiện tất cả các thủ tục còn lại.

Bước 2: Báo cáo thẩm định

Trước khi tiến hành thẩm định, hai bên sẽ kí kết một hợp đồng bảo mật thông tin để đảm bảo lợi ích hợp pháp và dữ liệu thông tin nội bộ doanh nghiệp của Bên bán trong trường hợp Bên mua không có ý định mua, tránh việc Bên mua lợi dụng dữ liệu nội bộ của Bên bán thông qua việc thẩm định để trục lợi. Kết quả của Báo cáo thẩm định chi tiết giữ vai trò rất quan trọng đối với Bên mua, giúp Bên mua hoạch định và nắm được tổng thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà mình đang có ý định mua lại. Việc thẩm định thường chia làm hai phần:

– Thẩm định tài chính: tập trung kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chuyển nhượng vốn, các khoản vay vốn, tính ổn định của luồng tiền, kiểm tra khấu hao tài sản và khả năng thu hồi công nợ,..

– Thẩm định pháp lý: tập trung đánh giá toàn bộ và chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến tư cách pháp nhân, tình hình góp vốn và tư cách của các cổ đông, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu, tài sản, lao động, dự án,….

Bước 3: Thẩm định giá

Thường thì có nhiều mâu thuẫn khi Bên bán có xu hướng chào giá cao trong khi Bên mua lại đề nghị mua với giá thấp. Vì vậy, các bên phải thuê một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá công ty bởi lẽ giá trị của một công ty không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn hiện có mà việc định giá công ty còn có thể căn cứ vào các yếu tố như bí mật kinh doanh, công nghệ, quyền sở hữu tài sản vô hình,….

Bước 4: Đàm phán và ký kết hợp đồng M&A

Sau khi đạt được sự thỏa thuận về mọi mặt, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng M&A để ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch, vừa đề cập đến khía cạnh pháp lý, vừa ghi nhận cơ chế phối hợp một cách hài hòa các yếu tố có liên quan đến giao dịch M&A khác như tài chính, lao động, quản lý, phát triển thị trường,…

  1. Thủ tục mua bán doanh nghiệp

Sau khi thỏa thuận hoàn thành, các bên tiến hành các thủ tục pháp lý chính thức liên quan đến việc ghi nhận sự chuyển giao từ Bên bán sang Bên mua. Cũng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì chỉ mới quy định việc bán công ty đối với doanh nghiệp tư nhân, còn đối với những loại hình doanh nghiệp khác, pháp luật quy định về việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn/cổ phần sang cho người khác, tổ chức khác hoặc thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  1. Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân.

Theo quy định tại Điều 192 luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được phép bán doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp của mình cho người khác và thực hiện việc đăng ký đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Hồ sơ bán doanh nghiệp tư nhân:

  • Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân có chữ ký của người bán và người mua.
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng thực cán nhân của người mua.
  • Hợp đồng mua bán doanh nghiệp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân.
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân:

– Thực hiện mua bán doanh nghiệp với người mua:

+ Soạn thảo Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

+ Xác lập người mua doanh nghiệp phải là người có quyền thành lập, góp vốn thành lập, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại  Luật Doanh nghiệp và không thuộc trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại luật này

+ Các tài liệu chứng minh việc mua bán doanh nghiệp tư nhân đã hoàn thành (giấy biên nhận tiền mua bán doanh nghiệp, Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp cho người mua).

– Đăng ký sang tên doanh nghiệp cho người mua:

+ Trong vòng 15 ngày kể từ ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh

+ Nội dung thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân: Tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp đồng đó.

  1. Thủ tục mua bán công ty cổ phần  

Việc mua bán công ty cổ phần được thực hiện bằng cách chuyển nhượng cổ phần.

Hồ sơ “mua – bán” công ty cổ phần:

  • Thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập;
  • Danh sách thông tin của các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
  • Giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng cổ phần (CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực).

Thủ tục “mua – bán” công ty cổ phần:

Bước 1: Các bên “mua – bán” ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, trừ các trường hợp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

Bước 2: Lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

Bước 3: Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.

Bước 4: Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

Bước 5: Tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký (trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ thời điểm thay đổi cổ đông sáng lập).

Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật cũng được thực hiện tại cơ quan Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký, hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Bản sao giấy tờ cá nhân của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty;

+ Quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty;

+ Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;

Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp sau 3 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.

  1. Thủ tục mua bán công ty TNHH  

Việc mua bán doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn được tiến hành thông qua việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty này trừ trường hợp đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, thành viên chỉ được phép bán phần góp vốn của mình cho chính công ty đó theo quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật doanh nghiệp 2020.

Công ty TNHH 1 thành viên: Tại khoản 5 Điều 77 Luật doanh nghiệp 2020 quy định quyền của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên:

Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.”

Khi chủ sở hữu công ty chuyển nhượng vốn điều lệ cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác hoặc công ty kết nạp thêm thành viên mới thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng hoặc kết nạp thành viên mới.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: được quy định tại Điều 52 Luật doanh nghiệp 2020:

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

  1. a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
  2. b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

  1. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”

Về hồ sơ “mua – bán” công ty TNHH bao gồm:

+ Thông báo thay đổi Thành viên góp vốn của công ty TNHH;

+ Quyết định và Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc chuyển nhượng vốn góp (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);

+ Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng vốn góp.

+ Các giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp (CCCD/ hộ chiếu còn hiệu lực).

Về thủ tục “mua – bán” công ty TNHH:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp, trao giấy biên nhận và đăng kí thay đổi nội dung đăng lý doanh nghiệp.

Bước 3: Trong vòng 3 – 5 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nhận kết quả.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Thiên Phúc đến quý khách hàng về trình tự, thủ tục để thành lập công ty logistics.

——————

CÔNG TY LUẬT THIÊN PHÚC

LUẬT THIÊN PHÚC với phương châm “Chất lượng tạo nên giá trị”. Luật Thiên Phúc sẽ là một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành công của khách hàng.

Thông tin liên hệ

Address: B16 Khu Thương Mại Thuận Việt, Số 319 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Phone: 0901324967 – 0949231127

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề