Thủ tục hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- - Cập nhật:
- Phan Văn Tình
- 1,100
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc định giá sản phẩm, tạo ấn tượng trong tâm trí hàng giúp khách hàng có thể nhận ra một sản phẩm của công ty nào đó khi nhìn vào nhãn hiệu, chính vì vậy vấn đề xâm phạm nhãn hiệu hiện nay đang diễn ra rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm hoạt động chân chính và cho kẻ xấu trục lợi bất chính từ những gì hành vi xâm phậm nhãn hiệu đó.
Để bảo vệ sản phẩm trí tuệ của những doanh nghiệp chân chính Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã đưa ra những quy định nhằm bảo hộ những sản phẩm trí tuệ hay còn được gọi là bảo hộ nhãn hiệu. Chính vì vậy doanh nghiệp không muốn bị xâm phạm sản phẩm trí tuệ của mình cần phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Luật Thiên Phúc xin được phép giới thiệu đến khách hàng đang cần đăng ký nhãn hiệu những thủ tục, quy định để bảo hộ những sản phẩm trí tuệ của mình như sau:
1. Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu gồm những loại nào ?
1.1 Khái niệm
- Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân này với các tổ chức cá nhân khác.
1.2 Các loại nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
1.3 Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau :
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
1.4 Những trường hợp không được bảo hộ nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
2. Thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
2.1 Tra cứu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ trước khi nộp hồ sơ
- Trước khi thực hiện nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cơ sở cần tra cứu chuyên sau nhãn hiệu xem có bị trùng hay nhãn hiệu đã được đăng ký hay chưa nhằm mục địch tăng khả năng được bảo hộ nhãn hiệu của mình.
2.2 Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký nhãn hiệu
- Tờ khai thông tin đăn ký nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ kèm theo;
- Giấy ủy quyền (trường hợp nộp hồ sơ thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ)
- Đối với nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận cần phải có thêm tài liệu về quy chế sử dụng nhãn hiệu, thuyết minh và các tài liệu có liên quan.
2.3 Quy trình nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc có thể nộp thông qua văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Đà Nẵng.
- Nộp thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc có thể nộp thông qua văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Đà Nẵng.
- Nộp trực tuyến thông qua mạng điện tử.
2.4 Tiếp nhận và thẩm định hình thưc đơn đăng ký nhãn hiệu
- Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký nhãn hiệu tiến hành hình thức đơn và công bố đơn trên công báo của Cục Sở hữu trí tuệ sau từ 1-2 tháng.
2.5 Thẩm định nội dung đăng ký nhãn hiệu
- Sau khi công bố đơn trên công báo của Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan đăng ký nhãn hiệu tiến hành nội dung của nhãn hiệu đăng ký từ 9-12 tháng.
2.6 Ra quyết định thông báo cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ
- Hết thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành ra thông báo cấp văn bằng bảo hộ hoặc không cấp và nêu rõ lý do không cấp văn bằng.
3. Những điều cần biết khi thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Thứ nhất: Không chỉ tổ chức mà cá nhân cũng hoàn toàn có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiêu là tài sản trí tuệ do chính mình tạo ra.
- Thứ hai: Một nhãn hiệu đăng ký có thể đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa dịch vụ. Cụ thể hiện tại theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu có tất cả 45 nhóm hàng hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy thông qua những chia sẻ trên Luật Thiên Phúc đã giới thiệu đến khách hàng toàn bộ những quá trình để có thể thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình, nếu trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu gặp vướng mắc khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Thiên Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:
CÔNG TY LUẬT THIÊN PHÚC
LUẬT THIÊN PHÚC với phương châm “Chất lượng tạo nên giá trị” Luật Thiên Phúc sẽ là một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành công của khách hàng.Thông tin liên hệ
Chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty
- Phan Văn Tình
- 1,125
Hộ kinh doanh hoàn toàn có thể thực hiện việc chuyển đổi lên thành công ty để có được nhiều lợi thế hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. ...Chi tiếtThủ tục thực hiện thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty
- Phan Văn Tình
- 1,114
Thủ tục thực hiện thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất cần phải xác định ...Chi tiếtBổ sung ngành nghề kinh doanh Hộ Cá Thể
- Luật Thiên Phúc
- 1,030
Tương tự như các loại hình kinh doanh khác, hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu hoạt động thêm ngành, nghề kinh doanh mới (hay còn gọi là bổ ...Chi tiếtDịch vụ cho thuê văn phòng ảo
- Phan Văn Tình
- 1,146
Hiện nay pháp luật không có quy định ràng buộc về việc các doanh nghiệp đặt trụ sở trùng nhau ở cùng một địa chỉ, chính vì vậy khi các ...Chi tiết