Luật Thiên Phúc

Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  1. - Cập nhật:
  2. 1,042

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp, vì nhiều lý do khác nhau mà chủ sở hữu doanh nghiệp muốn thay đổi loại hình doanh nghiệp của mình. Vậy, quy định về các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cụ thể như thế nào, quy trình ra sao? Luật Thiên Phúc sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây. Mời quý độc giả tham khảo.

  1. Căn cứ pháp lý
  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
  1. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì buộc họ phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác nếu không muốn bị buộc phải giải thể.

  • Các trường hợp không được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • DNTN không được chuyển thành CTCP;
  • Công ty 1 thành viên không được chuyển thành CTCP;
  • Công ty chỉ có duy nhất 2 thành viên không được chuyển lên CTCP;
  • Công ty có điều kiện chuyển sang loại hình khác phải chứng minh lại điều kiện đó;
  • Việc chuyển đổi loại hình chỉ được thực hiện từ DNTN lên TNHH, từ TNHH lên công ty cổ phần, DNTN không thể chuyển đổi trực tiếp lên CTCP.
  1. Các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp (Quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020)
  2. Chuyển đổi công ty TNHH thành CTCP

– Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Công ty TNHH chuyển đổi thành CTCP theo phương thức sau:

+  Chuyển đổi thành CTCP mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác.

+ Chuyển đổi thành CTCP bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn.

+ Chuyển đổi thành CTCP bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác.

+ Kết hợp các phương thức trên và phương thức khác.

– Công ty phải đăng ký chuyển đổi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.

  1. Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH MTV

– Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty TNHH MTV theo phương thức sau:

+ Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại.

+ Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty.

+ Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi công ty chỉ còn lại 01 cổ đông hoặc hoàn thành việc chuyển nhượng theo các phương thức nêu trên thì công ty phải gửi hồ sơ chuyển đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

  1. Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

– CTCP có thể chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên theo phương thức sau:

+ Chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác.

+ Chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn.

+ Chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn.

+ Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông.

+ Kết hợp phương thức trên và các phương thức khác.

– Công ty phải đăng ký chuyển đổi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.

  1. Chuyển đổi công ty tư nhân thành công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh

Công ty tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh khi đáp ứng đủ các điều kiện:

– Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện để cấp GCN đăng ký kinh doanh:

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020.

+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý:

– Đối với các trường hợp công ty TNHH chuyển đổi thành CTCP; CTCP chuyển đổi thành công ty TNHH MTV, công ty TNHH hai thành viên trở lên thì công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, HĐLĐ và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

– Đối với chuyển đổi công ty tư nhân thành công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh thì công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp. Chủ công ty tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp.

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề