Chuyển địa điểm thực hiện dự án sang tỉnh khác
- - Cập nhật:
- Luật Thiên Phúc
- 1,035
Trong quá trình hoạt động, có nhiều trường hợp doanh nghiệp quyết định thực hiện chuyển đổi địa điểm thực hiện dự án sang một địa điểm khác (khác tỉnh, khác huyện) để thuận tiền hơn trong việc xây dựng và hoàn thành dự án. Vậy, quy trình thay đổi ra sao? Có phải làm điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty không? Luật Thiên Phúc sẽ giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây.
- Căn cứ pháp lý
- Luật đầu tư số 61/2020/QH14;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
- Địa điểm thực hiện dự án là gì?
Địa điểm thực hiện dự án là nơi mà dự án được triển khai, địa điểm thực hiện phải được công khai trong giấy phép đăng ký. Khi chuyển đổi nơi thực hiện, không phải là nơi được xin phép như trong giấy tờ, cần xin phép thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy định.
- Thủ tục thay đổi địa điểm thực hiện dự án
Theo quy định của khoản 2 Điều 41 Luật Đầu tư 2020: “Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư“.
Khi chuyển địa điểm dự án đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư là đã làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đầu tư nên bắt buộc phải làm thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư.
- Thủ tục thay đổi địa điểm dự án đầu tư trong trường hợp đã được chấp thuận chủ trương đầu tư
Bước 1: Chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh, lý do điều chỉnh;
- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Hồ sơ pháp lý về địa điểm: Hợp đồng thuê địa điểm, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, tài liệu chứng minh khác (nếu có);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Cơ quan đăng ký đầu tư và nhận kết quả.
Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định nội dung điều chỉnh dự án đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư, cơ quan chấp thuận nhà đầu tư (nếu có).
Đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư, Cơ quan chấp thuận nhà đầu tư trong trường hợp chấp thuận nhà đầu tư, các Sở, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư.
- Thủ tục điều chỉnh địa điểm dự án đầu tư trong trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư
Bước 1: Nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh, lý do điều chỉnh;
- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Hồ sơ pháp lý về địa điểm: Hợp đồng thuê địa điểm, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, tài liệu chứng minh khác (nếu có);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bước 2: Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký đầu tư và nhận kết quả. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
- Xử lý vi phạm trong trường hợp không thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 122/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư:
“2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- a) Lập hồ sơ dự án đầu tư không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư;
- b) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- c) Không thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư đối với các trường hợp phải điều chỉnh theo quy định pháp luật.”
Như vậy, chủ đầu tư sẽ bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
- Luật Thiên Phúc
- 1,016
TỪ KHÓA: Khai nhận di sản thừa kế Cơ sở pháp lý Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015; Luật Công chứng năm 2014; Nghị định 29/2015/NĐ-CP Quy định chi ...Chi tiếtChấm dứt tư cách thành viên hợp danh
- Luật Thiên Phúc
- 1,012
Công ty hợp danh là loại hình tổ chức doanh nghiệp dạng đối nhân. Công ty hợp danh có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, các thành ...Chi tiếtChứng chỉ hành nghề xoa bóp bấm huyệt
- Luật Thiên Phúc
- 1,050
Nhiều người vẫn nghĩ có thể hành nghề xoa bóp bấm huyệt không cần chứng chỉ đào tạo, tuy nhiên đây là hành vi sai pháp luật ảnh hưởng đến ...Chi tiếtGiấy tạm trú là gì? Thủ tục xin giấy tạm trú
- Luật Thiên Phúc
- 1,013
Tạm trú, thường trú là thủ tục cần thiết phải thực hiện khi một người muốn cư trú tại Việt Nam. Đăng ký tạm trú được thực hiện khi công ...Chi tiết