Các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú
- - Cập nhật:
- Luật Thiên Phúc
- 1,069
Dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh cung cấp các cơ sở lưu trú ngắn hạn cho những người có nhu cầu (công tác, du lịch)…và cả loại hình dài hạn dành cho sinh viên, công nhân… Ngoài cung cấp dịch vụ lưu trú thì một số cơ sở còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như ăn uống, giải trí, sức khỏe. Theo tiến trình phát triển của xã hội, con người từ nhu cầu ăn no, mặc ấm chuyển sang nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp và hưởng những dịch vụ chăm sóc tốt nhất nhằm hài lòng về mặt tinh thần. Cũng từ đó mà các ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú đã ra đời. Đây hiện là ngành kinh doanh vô cùng tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư. Vậy chính xác thì dịch vụ lưu trú là gì? Các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú theo pháp luật Việt Nam gồm nhữg loại nào? Loại hình nào là phổ biến và đặc điểm của các loại hình ra sao? Sau đây Luật Thiên Phúc sẽ giới thiệu đến quý khách những thông tin cần thiết về Các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú.
- Khái quát về kinh doanh dịch vụ lưu trú
Khoản 12, Điều 3, Luật Du lịch năm 2017 quy định: “Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch”.
Dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn và dài hạn. Loại hình này có thể phục vụ cho những người thường xuyên đi công tác hay du lịch, cần nơi ăn chốn nghỉ ngắn hạn lẫn những người có nhu cầu sinh sống dài hạn như sinh viên, người lao động. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh còn cung cấp thêm tiện ích khác như ăn uống, giải trí…
Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng ngủ của một cơ sở lưu trú du lịch. Theo nghĩa khác kinh doanh lưu trú du lịch được hiểu là hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch trong việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu lại tạm thời của khách du lịch tại một khu vực tỉnh thành, một vùng hay một quốc gia phát triển du lịch.
Cá nhân, hộ gia đình nơi phát triển du lịch cộng đồng được ưu đãi, khuyến khích cung cấp dịch vụ lưu trú.
- Đặc điểm của dịch vụ lưu trú
Thứ nhất là Tính không hiện hữu: dịch vụ không thể thử trước mà phải sử dụng mới có thể cảm nhận được. Chất lượng phục vụ, thái độ phục vụ cũng như tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ của nhân viên là những điều mà khách hàng phải sử dụng mới cảm nhận và có đánh giá riêng, nó tùy thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên, thông qua trang thiết bị, cơ sở vật chất chúng ta có thể cảm nhận được một phần nào đó về chất lượng cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ có tính vô hình nên gây khó khăn cho việc đánh giá chất lượng chất lượng. Do vậy, để có thể giảm bớt tính vô hình, khách hàng thường lấy các yếu tố về cơ sở vật chất để đánh giá như: nội thất, tiện nghi trong phòng, các dịch vụ đi kèm (massage, trung tâm thể dục thẩm mỹ, spa, dịch vụ trông trẻ, khu vui chơi, giải trí, hệ thống bar và nhà hàng ăn uống, dịch vụ thuê xe…)…
Thứ hai là Tính không tách rời: Dịch vụ không có sự tách rời giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng cả về không gian lẫn thời gian. Khi khách hàng mua dịch vụ tại khách sạn nào, thời gian nào thì khách sạn đó sẽ cung ứng dịch vụ vào đúng thời gian đó.
Thứ ba là Tính không đồng nhất: sự không đồng nhất về chất lượng của cùng một loại hình dịch vụ. Chất lượng dịch vụ tùy thuộc vào trình độ, tâm lý, trạng thái tình cảm của nhà cung ứng và sở thích, thị hiếu… của khách hàng. Ví dụ: Sự không đồng nhất về chất lượng của cùng một loại hình dịch vụ hay chất lượng dịch vụ ở các khách sạn là không đồng đều, nó tùy thuộc vào vào trình độ, tâm lý, trạng thái tình cảm của nhà cung ứng và sở thích, thị hiếu, cảm nhận…. của từng khách hàng. Tính không đồng bộ còn được thể hiện trong giá của các khách sạn, trong cách phục vụ của nhân viên: thân thiện, nhiệt tình, chuyên nghiệp; trong các tiện nghi phục vụ trong phòng; trong các thủ tục đặt phòng, nhận phòng và trả phòng; trong hệ thống chất lượng phòng và các dịch vụ đi kèm: hệ thống bể bơi, phòng tập, thức ăn, không gian, vệ sinh, an ninh, đậu xe,….
Thứ tư là Tính không tồn kho: dịch vụ lưu trú trong khách sạn không dự trữ, bảo quản được. Các phòng nghỉ, hội họp hay các dịch vụ khác cho dù có khách hay không thì theo thời gian nó cũng sẽ bị hao mòn, các khách sạn luôn luôn phải bảo quản, tu sửa. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí, các nhà quản trị cần có những chiến lược phát triển, thu hút khách hàng, tạo niềm tin với khách hàng để họ yên tâm và thường – xuyên sử dụng dịch vụ của khách sạn khi có nhu cầu.
- Các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú
Căn cứ Điều 48 Luật Du lịch năm 2017, có 8 loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú gồm: Khách sạn, Biệt thự du lịch, Căn hộ du lịch, Tàu thủy lưu trú du lịch, Nhà nghỉ du lịch, Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, Bãi cắm trại du lịch, Các cơ sở lưu trú du lịch khác. Cụ thể:
– Khách sạn (HOTEL)
Đây là loại hình phổ biến nhất thuộc cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô lên đến 10 phòng ngủ trở lên, đảm bảo về chất lượng và cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cả dịch vụ cần thiết phục vụ cho khách lưu trú và sử dụng dịch vụ. Đây cũng là một trong các loại dịch vụ lưu trú có nhân viên phục vụ đầy đủ và đạt chất lượng tốt nhất nhưng chi phí lại khá đắc hơn so với các loại hình lưu trú khác.
Hình thức Hotel bao gồm 3 mảng dịch vụ nhỏ, như:
- Khách sạn ở thành phố (City Hotel): Thường được xây dựng ngay tại các khu vực nội thành, chủ yếu phục vụ cho khách hàng có nhu cầu sử dụng nơi lưu trú sang trọng hoặc khách du lịch từ các phương. Quy mô của khách sạn được đánh giá theo bảng tiêu chuẩn cho khách sạn từ 1 đến 5 sao.
- Khách sạn dùng cho nghỉ dưỡng (Hotel Resort): Là loại khách sạn được xây dựng theo khối hoặc theo quần thể như các biệt thự, các căn hộ, bungalow ở những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhằm phục vụ cho các nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí của khách du lịch.
- Khách sạn ven đường (Motel): Là một trong các loại dịch vụ lưu trú đơn giản có quy mô khá nhỏ thường được xây dựng ngay trên đường quốc lộ. Loại hình này dành cho những du khách vãng lai dọc đường như khách chạy xe tải hay khách đi phượt mệt cần chỗ nghỉ tạm thời qua đêm. Motel cũng có nhiều tầng với nhiều phòng ngủ, có chỗ để xe mô tô, xe máy, ô tô ở trước cửa như hotel nhưng giá sẽ rẻ hơn vì không đầy đủ tiện nghi như hotel. Dịch vụ lưu trú này chủ yếu phục vụ cho du khách ở lại ngắn hạn, chỉ vào ở ban đêm và sẽ đi sớm vào hôm sau.
– Biệt thự du lịch (VILLA)
Villa còn được gọi là biệt thự là một trong những loại dịch vụ lưu trú đắt đỏ. Thường được xây dựng trong các khu resort có quy mô lớn, được đầu tư kĩ lưỡng, thiết kế sang trọng. Villa có đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi sang trọng đáp ứng cho tất cả nhu cầu nghỉ dưỡng như ăn uống, giải trí, thăm quan của du khách.
– Căn hộ du lịch (Serviced apartment)
Là căn hộ du lịch được trang bị đầy đủ vật dụng, thiết bị tiện nghi cho khách du lịch tự thuê, tự phục vụ. Có từ 10 serviced apartment trở lên gọi là khu căn hộ du lịch.
– Nhà nghỉ du lịch (Tourist guest house)
Nhà nghỉ du lịch là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ cho khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn để xếp hạng khách sạn.
– Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay)
Đây là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.
– Bãi cắm trại du lịch (Tourist village)
Tourist camping (Bãi cắm trại) dành cho khách du lịch được xây dựng trên đất quy hoạch, có cảnh sắc đẹp. Chủ doanh nghiệp xây dựng cơ sở vật chất cùng dịch vụ đi kèm phục vụ nhu cầu cắm trại của khách.
– BUNGALOW
Loại hình nay ta sẽ thấy nhiều ở các khu nghĩ dưỡng ven biển. Bungalow được hiểu là nhà làm bằng gỗ nhưng ngày nay có nhiều loại đa dạng hơn như: tre, mây, nứa,.. Bungalow cũng cung cấp đầy đủ các thiết bị tiện nghi cần thiết, đáp ứng nhu cầu cần thiết của du khách.
– FARMSTAY
Đây là một loại dịch vụ khá mới lạ ở Việt Nam và rất hiếm nơi có loại hình dịch vụ lưu trú này. Farmstay là sự kết hợp giữa nông trại với nghỉ dưỡng thích hợp với những ai yêu thích thiên nhiên, muốn trải nghiệm trực tiếp những hoạt động ngoài trời như: làm vườn, chăm sóc vật nuôi hoặc vắt sữa bò,… hay đơn giản chỉ là muốn thư giãn hòa mình vào thiên nhiên.
– CONDOTEL
Condotel thiết kế tương tự như một căn hộ gia đình, đồng thời tích hợp các tiện ích như khách sạn: hồ bơi, nhà hàng, bar, gym, spa… Khi mua Condotel, khách hàng xác lập quyền sở hữu và sử dụng như căn hộ để ở. Trong thời gian không sử dụng, người sở hữu có thể đăng ký với chủ đầu tư để cho thuê lại nhằm thu hồi vốn và sinh lợi.
Trên đây, Luật Thiên Phúc đã giới thiệu đến khách hàng về các loại hình dịch vụ lưu trú cũng như có cái nhìn tổng quan về ngành dịch vụ này ở nước ta. Quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn loại hình lưu trú phù hợp để đầu tư cũng như đi du lịch. Nếu khách hàng có câu hỏi còn vướng mắc có thể liên hệ trực tiếp với công ty Luật Thiên Phúc thông qua:
Thủ tục thành lập công ty hợp danh
- Phan Văn Tình
- 1,099
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng khách hàng có thể tự do lựa chọn loại hình công ty phù hợp với nhu cầu, ...Chi tiếtChuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp
- Luật Thiên Phúc
- 1,043
Hiện nay, việc chuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp không còn là điều quá xa lạ hay mới mẻ với các doanh nghiệp. Do nhu cầu chuyển đổi ...Chi tiếtChuyển nhượng vốn của công ty mẹ ở nước ngoài
- Luật Thiên Phúc
- 1,053
Sau những năm gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chính sách mở cửa được cải thiện. Do đó, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài ...Chi tiếtThủ tục đổi tên công ty
- Phan Văn Tình
- 1,090
Doanh nghiệp khi bắt đầu thành lập bắt buộc phải có tên để đăng ký với cơ qua nhà nước, trong quá trình hoạt động nếu cảm thấy tên công ...Chi tiết