Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh mới nhất
- - Cập nhật:
- Phan Văn Tình
- 1,101
Doanh nghiệp có thể thực hiện mở một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trên phạm vi cả nước nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty mẹ, việc mở mới địa điểm kinh doanh cũng khá đơn giản không còn phức tạp như trước đây nữa bởi các quy định của pháp luật hiện hành cũng đơn giản hóa rất nhiều các thủ tục. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục để không phải gặp phải vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục mở mới địa điểm kinh doanh.
Để giúp khách hàng có thể thực hiện đúng và đủ thủ tục mở mới địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp Luật Thiên Phúc xin giới thiệu đến quý khách hàng thông qua những nội dung sau:
1. Những điều cần chuẩn bị và lưu ý:
1.1 Thứ nhất: Xác định được đúng chức năng của địa điểm kinh doanh trước khi mở mới.
- Theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì địa điểm kinh doanh được xác định chức năng như sau: Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
1.2 Thứ 2: Cách đặt tên và lựa chọn vị trí đặt địa điểm kinh doanh
- Tên của địa điểm kinh doanh cần phải được đặt bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu và địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
- Doanh nghiệp cần lưu ý khi đặt tên địa điểm kinh doanh cần mở mới để không phải gặp những vướng mắc không cần thiết hoặc có thể liên hệ Luât Hồng Phúc để được hỗ trợ cụ thể hơn.
- Lựa chọn vị trí để đặt địa điểm kinh doanh cũng rất quan trọng, doanh nghiệp cần lưu ý những địa điểm mà pháp luật cấm hoặc những vị trí cần phải chứng minh theo quy định của luật chuyên ngành để không phải mắc phải.
1.3 Thứ 3: Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và người đứng đầu địa điểm kinh doanh
- Cũng tương tự như chi nhánh công ty thì địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp mở mới cũng cần phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty nên doanh nghiệp có thể lựa chọn một số ngành nghề cụ thể của công ty mẹ làm ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh mà không nhất thiết phải chọn tất cả ngành từ công ty mẹ.
- Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể đồng thời là chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc một người nào đó được chỉ định làm ngườ đứng đầu địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên người đứng đầu địa điểm kinh doanh cũng phải không thuộc các trường hợp pháp luật cấm đảm nhận chức vụ.
2. Mở mới địa điểm kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau khi thực hiện việc mở mới địa điểm kinh doanh:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
- Văn bản ủy quyền cho người làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh nếu người thực hiện thủ tục không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục mở địa điểm kinh doanh
- Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
3. Nộp hồ sơ mở mới địa điểm kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua các cách sau:
- Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh.
- Nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
- Nộp thông qua mạng điện tử cổng thông tin quốc gia.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
4. Những việc cần làm sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
- Treo biển hiện địa điểm kinh doanh tại vị trí đặt địa điểm kinh doanh và thông báo với cơ quan thuế.
- Tiến hành kê khai và nộp thuế (nếu có).
- Đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Như vậy Luật Thiên Phúc đã giới thiệu đến khách hàng toàn bộ các quy định, quy trình và những vấn đề cần lưu ý, chuẩn bị khi thực hiện việc mở mới địa điểm kinh doanh của doanh nghiêp. Nếu trong quá trình thực hiện thủ tục quý khách hàng còn gặp vướng mắc có thể liên hệ công ty Luật Thiên Phúc để được hỗ trợ cụ thể hơn thông qua:
CÔNG TY LUẬT THIÊN PHÚC
LUẬT THIÊN PHÚC với phương châm “Chất lượng tạo nên giá trị” Luật Thiên Phúc sẽ là một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành công của khách hàng.Thông tin liên hệ
thủ tục thay đổi trụ sở chính của công ty
- Phan Văn Tình
- 1,095
Trụ sở chính nơi thực hiện các hoạt của công ty hoàn toàn có thể thay đổi sang một địa điểm khác phù hợp hơn, địa chỉ mới có thể ...Chi tiếtChuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất
- Luật Thiên Phúc
- 1,034
Để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam sẽ cần thỏa nhiều điều kiện về hồ sơ và thủ tục khác nhau. Vì vậy trước khi ...Chi tiếtThủ tục thành lập công ty tnhh
- Phan Văn Tình
- 1,090
Công ty TNHH loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, mô hình công ty TNHH là lựa chọn hàng đầu trong đại đa số khách hàng hiện nay. ...Chi tiếtThủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Phan Văn Tình
- 1,071
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp được khá nhiều sự lựa chọn bởi việc thành lập, hoạt động và quản lý khá đơn giản nhưng vẫn ...Chi tiết