Luật Thiên Phúc

Bổ sung ngành nghề kinh doanh Doanh Nghiệp Tư Nhân

  1. - Cập nhật:
  2. 985

Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp tư nhân thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Việc đăng ký kinh doanh đúng và phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc của công ty mà còn là cơ sở để doanh nghiệp tư nhân thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ quy định của pháp luật về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, thông qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Phúc sẽ hướng dẫn quý khách hàng một cách chi tiết về trình tực thực hiện thủ tục.

Bổ sung ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp tư nhân

 

  1. QUY ĐỊNH VỀ MÃ NGÀNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn. Thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ các ngành nghề cấm cấp phép kinh doanh. Hiện nay, nội dung phân ngành kinh tế cấp bốn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành và doanh nghiệp cần căn cứ theo hệ thống ngành nghề để đăng ký được thể hiện tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

  1. THÔNG BÁO BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp tư nhân phải có trách nhiệm thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Và theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp tư nhân có quyền tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh cần phải đăng ký với Nhà nước và khi có quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh cũng buộc phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền bởi vì thông qua việc đăng ký, thay đổi đó đó, Nhà nước mới có cơ sở để nắm bắt và giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không đi sai hướng và nâng cao hiệu quả thành công.

  1. HỒ SƠ ĐỂ BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Để bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty tư nhân thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm những thành phần sau:

  • Thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh theo mẫu;
  • Quyết định của Chủ doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân;
  • Trường hợp bổ sung ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì hồ sơ cần phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định;
  • Trường hợp bổ sung ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề theo luật kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có)
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân nộp hồ sơ.

 

  1. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

 

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi về ngành nghề kinh doanh);

 

  • Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi, lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 

  • Bước 3: Nhận kết quả
  • Sau khi tiếp nhận hồ hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

 

  1. LƯU Ý KHI BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

 

  • Doanh nghiệp tư nhân cần nắm được ngành nghề được thay đổi bổ sung có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện không và điều kiện kinh doanh như thế nào.
  • Doanh nghiệp tư nhân được quyền đăng ký bổ sung trước, sau đó khi doanh nghiệp chính thức thực hiện đảm bảo các điều kiện kinh doanh hoặc xin giấy phép liên quan đến từng điều kiện kinh doanh cụ thể.
  • Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định: Doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ công ty bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định cho lĩnh vực hoạt động có trong đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp hậu kiểm, doanh nghiệp xuất trình văn bản xác nhận vốn pháp định.
  • Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề: Doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đủ chứng chỉ hành nghề (nếu không là thành viên công ty nộp kèm Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm chức danh tương ứng).

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp tư nhân. Trong quá trình thực hiện, mọi khó khăn, vướng mắc liên quan, quý khách vui lòng liên hệ Luật Thiên Phúc để được hỗ trợ và tư vấn một cách nhanh nhất.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề