Thủ tục mở công ty
- - Cập nhật:
- Phan Văn Tình
- 1,136
Theo các quy định hiện hành thì quy trình thủ tục để mở mới công ty hiện nay đã đơn giản đi rất nhiều, từ đó thúc đẩy quá trình mở và hoạt động của các doanh nghiệp mới thành lập góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy đã đơn giản hóa rất nhiều thủ tục để thành lập mới công ty nhưng cũng cần phải nắm rõ các thủ tục cần thiết để đảm bảo quy trình mở công ty được đúng quy định và tốn ít thời gian công sức nhất.
Để đáp ứng những nhu cầu đó Luật Thiên Phúc sẽ giới thiệu quy trình và thủ tục cần thiết giúp quý khách hàng nắm rõ từng bước trong quá trình mở công ty của mình.
1. Những thông tin khách hàng cần chuẩn bị khi thực hiện mở mới công ty:
Bước 1: Chuẩn bị tên công ty
Để thành lập công ty thì bước lựa chọn tên công ty rất quan trọng, tên công ty được ví như là tên gắn liền trên giấy khai sinh của công ty, tên công ty sẽ đi theo suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đó, tên của doanh nghiệp cũng có thể quyết định được sự phát triển của một công ty đó. Chính vì những lý do đó việc lựa chọn tên công ty là một bước khá quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, tuy nhiên việc lựa chọn tên của doanh nghiệp cũng cần phải theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp.
- Tên riêng.
- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Một số trường hợp cấm đặt tên công ty
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Từ những quy định trên tên của doanh nghiệp hoàn toàn được chấp nhận nếu không thuộc các trường hợp trên.
Bước 2: Lựa chọn vị trí đặt trụ sở cho công ty
- Lựa chọn vị trí đặt trụ sở của doanh nghiệp mới thành lập cũng rất quan trọng, trụ sở là nơi hoạt động và thực hiện các giao dịch của công ty, chính vì vậy bước này khá là quan trọng trong quy trình xin giấy phép kinh doanh.
- Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Ngoài ra khi doanh nghiệp thực hiện đặt trụ sở ở một số nơi đặc biệt như: Nhà chung cư, khu dân cư, khu quân đội… cần phải đáp ứng một số điều kiện các Luật chuyên ngành.
Bước 3: Lựa chọn ngành nghề dự kiến hoạt động
- Đối với công ty thành lập mới thì ngành nghề hoạt động rất quan trọng, ngành nghề kinh doanh có ngành chính và ngành phụ quyết định hoạt động kinh doanh nào là chủ yếu của công ty đó.
- Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hơn một ngành nghề đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và việc lựa chọn ngành nghề cũng cần phải thực hiện theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
- Do hệ thống ngành nghề kinh doanh rất đa dạng gây khó khăn cho khách hàng trong việc lựa chọn, chính vì vậy khách hàng có thể nhờ sự trợ giúp của Luật Thiên Phúc để được tư vấn cụ thể hơn về ngành nghề kinh doanh và tránh đăng ký vào các ngành nghề không được phép đăng ký.
Bước 4: Chỉ định chủ sở hữu và người đại diện của công ty thành lập mới
- Một doanh nghiệp muốn hoạt động được cần phải có người đứng đầu doanh nghiệp đó, vì vậy khi mở mới công ty thì cần phải xác định được người chủ sở hữu của công ty đó, việc xác định người đứng đầu công ty cũng khá quan trọng do theo quy định hiện hành thì không phải ai cũng có thể thành lập và quản lý công ty.
- Nếu các tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp thì không được thành lập và quản lý công ty.
Một số trường hợp cụ thể như sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
Và còn rất nhiều trường hợp khác, để được nắm rõ hơn về các trường hợp cấm mở công ty khách hàng có thể liên hệ Luật Thiên Phúc để được tư vấn cụ thể hơn.
Bước 5: Một số thông tin cần thiết
- Ngoài các thông tin quan trọng ở trên thì khách hàng cần lưu ý thêm một số thông tin cần thiết sau khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp:
- Thông tin về số điện thoại: Số điện thoại đăng ký được thể hiện trên giấy phép kinh doanh của công ty, chính vì vậy khách hàng cần chuẩn bị thông tin này.
- Địa chỉ Gmail, Website, tên nước ngoài và tên viết tắt của công ty: Tuy những thông tin này không bắt buộc phải kê khai, nhưng nếu khách hàng muốn thể hiện đầy đủ thông tin trên giấy phép kinh doanh có thể kê khai thêm thông tin này trong quá trình mở công ty.
2. Chuẩn bị thành phần hồ sơ thành lập mới công ty
Sau khi đã có những thông tin cụ thể ở mục I, tiếp theo khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ để nộp lên cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm những nôi dung sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên, danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
Bản sao các loại giấy sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Thực hiện nộp hồ sơ thành lập công ty và nhận kết quả
Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ khách hàng có thể thực hiện nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh qua các cách sau:
- Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh;
- Nộp thông qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan đăng ký kinh doanh
- Nộp tại hồ sơ đăng ký công ty thông qua mạng điện tử.
- Sau từ 1-3 ngày khi khách hàng đã nộp hồ sơ đăng ký mở công ty tại phòng đăng ký kinh doanh nếu:
- Hồ sơ hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Hồ sơ không hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh thông báo và hướng dẫn doanh nghiệp nội dung cần phải bổ sung, thay đổi.
3. Những việc cần làm sau khi được cấp giấy phép kinh doanh:
Sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký mới công ty thì cần phải thực hiện các bước sau:
- Khắc dấu: Con dấu công ty rất quan trọng, con dấu được sử dụng trong các giao dịch và đồng hành cùng công ty trong suốt quá trình hoạt động, chính vì đó sau khi được cấp giấy phép thì công ty nên thực hiện làm con dấu.
- Gắn biển hiệu công ty: Biển hiệu công ty hiển thị những thông tin cơ bản của doanh nghiệp đó, biển hiệu giúp nhận diện vị trí của công ty và để cơ quan thuế có thể theo dõi, quản lý công ty đó. Vì vậy sau khi nhận được giấy phép công ty nên tiến hàng đặt biển hiệu tại trụ sở.
- Mua chữ ký số điện tử và khai báo thuế: Hiện nay theo quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kê khai và nộp báo cáo thuế qua mạng điện tử, vì vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký số uy tín để mua và kê khai, nộp các báo cáo thuế giành cho công ty mới mở.
- Mở tài khoản ngân hàng: Tài khoản ngân hàng là tài khoản chính để doanh nghiệp tiến hành giao dịch nhận và chuyển tiền với khách hàng, tài khoản ngân hàng của công ty cũng sẽ do cơ quan thuế theo dõi khi có phát sinh doanh thu. Vì vậy khi đã có giấy phép doanh nghiệp mới mở nên tiến hành tạo tài khoản ngân hàng và thông báo cho cơ quan thuế.
Trên đây là toàn bộ quy trình các bước mở mới công ty mà Luật Thiên Phúc đã liệt kê nhằm giúp khách hàng có thể tham khảo và từ đó có thể thực hiện việc mở mới doanh nghiệp của mình.
CÔNG TY LUẬT THIÊN PHÚC
LUẬT THIÊN PHÚC với phương châm “Chất lượng tạo nên giá trị” Luật Thiên Phúc sẽ là một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành công của khách hàng.Thông tin liên hệ
Thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên
- Phan Văn Tình
- 1,093
Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp được đại đa số khách hàng lựa chọn khi thực hiện mở công ty. Công TNHH một thành viên ...Chi tiếtThủ tục thành lập công ty tnhh
- Phan Văn Tình
- 1,106
Công ty TNHH loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, mô hình công ty TNHH là lựa chọn hàng đầu trong đại đa số khách hàng hiện nay. ...Chi tiếtBổ sung ngành nghề kinh doanh công ty hợp danh
- Luật Thiên Phúc
- 1,043
Bổ sung ngành, nghề kinh doanh là một trong những thủ tục được thực hiện thường xuyên tại các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh. ...Chi tiếtChuyển nhượng vốn cho công ty nước ngoài
- Luật Thiên Phúc
- 1,029
Chuyển nhượng vốn cho công ty nước ngoài là một trong những hình thức thường được áp dụng khi các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. ...Chi tiết