Luật Thiên Phúc

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong trường hợp nào ?

  1. - Cập nhật:
  2. 986

Theo quy định của pháp luật hiện hành, một doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Tuy nhiên, khi chuyển đổi loại hình, công ty không chỉ kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp mà còn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, bao gồm cả: nợ thuế, hợp đồng lao động, hợp đồng với khách hàng/nhà cung cấp và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi. Điều này làm quý khách hàng khá lo lắng trong cách hiểu và cách thực hiện. Vậy, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong trường hợp nào? Cách thức thực hiện ra sao? để đảm bảo đúng quy định của pháp luật, Luật Thiên Phúc sẽ hướng dẫn quý khách hàng một cách cụ thể thông qua bài viết dưới đây.

 

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong trường hợp nào?

 

  1. KHI NÀO CẦN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Khi doanh nghiệp có nhu cầu chuyển nhượng hoặc huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác (hoặc kết hợp cả chuyển nhượng và huy động vốn) làm thay đổi số lượng thành viên mà không còn đáp ứng điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật đối với từng loại hình:

+ Đối với công ty TNHH hữu hạn 1 thành viên: do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

+ Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

+ Đối với công ty cổ phần: tối thiểu là 03 cá nhân, tổ chức và không hạn chế số lượng tối đa.

 

  1. CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
  • Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành côn ty TNHH 2 thành viên trở lên và ngược lại
  • Điều kiện chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

– Có thông tin/tài liệu bản sao y giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu nếu là cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép thành lập nếu là tổ chức) của thành viên mới;

– Có hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng cho tặng; bản sao xác nhận thừa kế; quyết định huy động vốn của chủ sở hữu;

– Có văn bản chấp thuận về việc góp vốn; mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài do cơ quan đăng ký đầu tư cấp (trong trường hợp phải thực hiện)

 

  • Điều kiện chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên:

Ngoài các điều kiện như nói trên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên trước khi chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên phải:

– Chào bán phần vốn góp cho một thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán (điểm a, khoản 1, Điều 52, Luật Doanh nghiệp 2020).

– Trong trường hợp, một thành viên còn lại không có nhu cầu mua thì toàn bộ thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán cho một cá nhân, tổ chức không phải là thành viên (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán).

  • Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần và ngược lại
  1. Công ty TNHH 1 thành viên thành Công ty cổ phần

Có thêm tối thiểu 02 thành viên là cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng hoặc góp thêm vốn để công ty cổ phần (công ty sau chuyển đổi) có đủ từ 03 cá nhâ, tổ chức trở lên đáp ứng điều kiện về số lượng thành viên theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Có thông tin/tài liệu bản sao y giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu nếu là cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép thành lập nếu là tổ chức) của thành viên mới;

– Có hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng cho tặng; bản sao xác nhận thừa kế; quyết định huy động vốn của chủ sở hữu;

– Có văn bản chấp thuận về việc góp vốn; mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài do cơ quan đăng ký đầu tư cấp (trong trường hợp phải thực hiện)

 

  1. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành Công ty cổ phần

Để chuyển đổi Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành Công ty cổ phần sẽ đáp ứng điều kiện tương tự như với điều kiện quy định tại Mục i. Công ty TNHH 1 thành viên thành Công ty cổ phần nói trên.

  • Công ty cổ phần thành Công ty TNHH 1 Thành viên

Điều kiện để công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên:

– Các cổ đông còn lại thống nhất chuyển nhượng/tặng cho toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của mình tại công ty cho một cổ đông duy nhất. Hoặc tất cả các cổ đông thống nhất chuyển nhượng/tặng cho…một cá nhân, tổ chức khác ngoài công ty;

– Có thông tin/ bản sao giấy tờ pháp lý (CMND/CCCD/Hộ chiếu nếu là cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép thành lập nếu là tổ chức) của thành viên mới;

– Có hợp đồng chuyển nhượng; Hợp đồng tặng cho; Bản sao văn bản xác nhận thừa kế;

– Có văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp phải thực hiện theo quy định tại Luật đầu tư 2020)

  1. Công ty cổ phần thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Điều kiện để chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty ffTNHH 2 thành viên trở lên:

– Đại hội đồng cổ đông đồng ý về việc chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên;

– Có giấy tờ pháp lý của thành viên mới và người đại diện theo pháp luật của công ty sau chuyển đổi;

– Có đầy đủ hồ sơ về việc chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty TNHH hai thành viên.

 

  • Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, CTCP, Công ty hợp danh

Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân khi đáp ứng một số điều kiện sau đây:

– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên/cổ đông góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

  1. CÁC LƯU Ý SAU KHI THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Sau khi thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp kéo theo những thông tin của công ty cũng cần phải có sự điều chỉnh để phù hợp với loại hình sau chuyển đổi, cụ thể:

  • Thay đổi con dấu;
  • Thông báo về việc thay đổi đến các cơ quan nhà nước có liên quan: thuế, ngân hàng, bảo hiểm,…
  • Thay đổi thông tin tại các tài sản đã đăng ký sở hữu bởi doanh nghiệp (nếu có): Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,…
  • Thay đổi thông tin tại các giấy phép khác có liên quan của doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu,…

Trên đây, Luật Thiên Phúc đã gửi đến quý khách hàng các thông tin liên quan đến việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong trường hợp nào?. Trong trường hợp có nội dung chưa rõ hoặc cần thêm thông thông tin, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Luật Thiên Phúc để được hỗ trợ tư vấn sớm nhất.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề