Luật Thiên Phúc

Chứng chỉ hành nghề xoa bóp bấm huyệt

  1. - Cập nhật:
  2. 1,050

Nhiều người vẫn nghĩ có thể hành nghề xoa bóp bấm huyệt không cần chứng chỉ đào tạo, tuy nhiên đây là hành vi sai pháp luật ảnh hưởng đến cơ sở kinh doanh dịch vụ và cả sức khỏe của người bệnh. Chứng chỉ hành nghề xao bóp bấm huyệt là minh chứng người hành nghề đã được trang bị đầy đủ kiến thức về định nghĩa, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của phương pháp xoa bóp bấm huyệt; cách làm, vị trí làm, tác dụng của các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt cơ bản; ứng dụng được các động tác xoa bóp bấm huyệt trên các vùng khác nhau của cơ thể con người..

  1. Căn cứ pháp lý
  • Luật Khám, chữa bệnh năm 2009;
  • Nghị định 109/2016 NĐ-CP quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.
  1. Nghề xoa bóp bấm huyệt là nghề gì?

Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa bệnh hiệu quả thuộc ngành y học cổ truyền, chính vì vậy, việc đào tạo kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt và cấp chứng nhận đào tạo là vô cùng cần thiết.

Luật Khám, chữa bệnh 2009 có quy định:

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.

Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này.”

Nghị định 109/2016 NĐ-CP quy định về nhân sự của cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp bấm huyệt:

“a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;

  1. b) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm.

  1. Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục IXban hành kèm theo Nghị định này.”
  • Điều kiện cấp chứng chỉ nghề xoa bóp bấm huyệt

Người hành nghề để lấy được Chứng chỉ hành nghề xoa bóp bấm huyệt phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 18, 19 Luật Khám, chữa bệnh 2009, cụ thể như sau:

  1. Đối với người Việt Nam

“1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

  1. a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
  2. b) Giấy chứng nhận là lương y;
  3. c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  4. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  5. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
  6. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
  7. Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn lấy chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam:

“1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này.

  1. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này.
  2. Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
  3. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.”
  4. Quy trình cấp chứng chỉ nghề xoa bóp bấm huyệt

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ

  1. Đối với người Việt Nam
  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016 NĐ-CP.
  • Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.
  • Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016 NĐ-CP hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II.
  • Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định 109/2016 NĐ-CP cấp.
  • Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016 NĐ-CP.
  • Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
  1. Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 04Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016 NĐ-CP.
  • Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn y phù hợp với các đối tượng hành nghề quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
  • Giấy xác nhận quá trình thực hành:
  • Trường hợp thực hành tại Việt Nam thực hiện theo Mẫu 02Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016 NĐ-CP.
  • Trường hợp thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì trong giấy xác nhận quá trình thực hành của người có thẩm quyền của cơ sở đó phải bảo đảm các nội dung sau đây: Họ và tên người thực hành; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ cư trú; số hộ chiếu (ngày cấp, nơi cấp); văn bằng chuyên môn; năm tốt nghiệp; nơi thực hành; thời gian thực hành; nhận xét về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người thực hành đó.
  • Bản sao hợp lệ giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.
  • Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
  • Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh;
  • Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc;
  • Đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ để khám bệnh, chữa bệnh (Giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này để khám bệnh, chữa bệnh; Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 18 Nghị định này và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc.).
  • Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nước ngoài cấp mà thời điểm cấp giấy chứng nhận sức khỏe tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không quá 12 tháng.
  • Lý lịch tư pháp (áp dụng đối với trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động).
  • Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.

Lưu ý:

Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước. Trường hợp chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bị hư hỏng, người hành nghề được cấp lại chứng chỉ hành nghề.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
  • Địa điểm nộp hồ sơ: Bộ Y tế (đối với các trường hợp thuộc khoản 1 ĐIều 26 Luật Khám, chữa bệnh 2009), Sở Y tế (đối với Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý của Sở Y tế).

Bước 3: Nhận chứng chỉ hành nghề

Sau khi nộp Hồ sơ, người đề nghị sẽ nhận được Phiếu tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ trong vòng 20 ngày. Sau khi có biên bản thẩm định hồ sơ, trong vòng 10 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho người đề nghĩ để sửa đổi bổ sung hồ sơ trong vòng 5 ngày.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề