Luật Thiên Phúc

Câu hỏi quy chế pháp lý về khách du lịch

  1. - Cập nhật:
  2. 1,027

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Việt nam luôn chú trọng vào việc phát triển nển kinh tế và quảng bá hình ảnh đất nước đến bạn bè quốc tế. Du lịch là một trong những phương thức quan trọng và hiệu quả nhất cho hoạt động này. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã xây dựng, sửa dổi và hoàn thiện khung quy chế pháp lý cho những khía cạnh của ngành du lịch thông qua Luật Du lịch  năm 2017, trong đo có quy chế pháp lý về Khách du lịch. Để hiểu rõ hơn về quy chế pháp lý về Khách du lịch, Luật Thiên Phúc sẽ trình bày qu bài viết dưới đây.

  1. Căn cứ pháp lý
  1. Khái niệm Khách du lịch

Luật Du lịch 2017 có quy định về khung pháp lý cho Khách du lịch để bảo vệ và đảm bảo quyền lợi của Khách du lịch, cụ thể tại Điều 3 định nghĩa về Khách du lịch: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.

  • Các quy chế pháp lý về khách du lịch
  1. Các loại Khách du lịch

Khách du lịch được chia làm 03 loại:

  • Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
  • Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
  • Khách du lịch ra nước ngoài: là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
  1. Quyền và nghĩa vụ của Khách du lịch

– Khách du lịch có các quyền sau:

  • Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
  • Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
  • Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
  • Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
  • Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

– Khách du lịch có nghĩa vụ sau:

  • Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
  • Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
  • Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
  • Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
  1. Bảo đảm an toàn cho Khách du lịch
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu du lịch, điểm du lịch.
  • Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp; áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
  1. Giải quyết kiến nghị của Khách du lịch
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.
  • Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của khách du lịch trên địa bàn.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của khách du lịch.
  1. Xử lý vi phạm nghĩa vụ đối với Khách du lịch

Điều 14 Nghị định 45/2019 NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về nghĩa vụ của khách du lịch:

“1. Cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác của cơ quan có thẩm quyền.

  1. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác theo quy định đối với hành vi trốn nộp phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
  2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
  3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi ứng xử không văn minh hoặc không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến du lịch.
  4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
  5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp đủ số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

 

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề