Thủ tục đổi tên công ty
- - Cập nhật:
- Phan Văn Tình
- 1,091
Doanh nghiệp khi bắt đầu thành lập bắt buộc phải có tên để đăng ký với cơ qua nhà nước, trong quá trình hoạt động nếu cảm thấy tên công ty hiện tại không còn phù hợp hoặc bất cứ nào đó dẫn đến phải thay đổi tên thì doanh nghệp có thể thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty của mình.
Thủ tục đổi tên công ty có khó không? Thực hiện đổi tên công ty như thể nào? Là đại đa số thắc mắc mà khách hàng gặp phải. Nhằm giúp khách hàng có thể hiểu rõ hơn về thủ tục đổi tên công ty Luật Thiên Phúc sẽ giới thiệu đến quý khách hàng quy trình thủ tục để có thể thực hiện đổi tên công ty như sau:
1. Những điều cần biết khi đổi tên công ty
1.1 Tên công ty được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên công ty bao gồm hai thành tố sau:
- Loại hình doanh nghiệp ( có thể là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh…);
- Tên riêng của công ty.
1.2. Cách ghi tên công ty theo loại hình:
- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
1.3. Tên của công ty có tác dụng như thế nào?
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
1.4. Những điều cấm khi thực hiện đổi tên công ty
Theo quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 20202 tên của doanh nghiệp không được:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Thủ tục đổi tên công ty thực hiện như thế nào?
Để thay đổi tên công ty cần thực hiện các bước sau:
2.1 Chuẩn bị hồ sơ đổi tên công ty bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp ( thông báo thay đổi tên công ty);
- Đối với công ty TNHH một thành viên thì cần: quyết định của chủ sở hữu công ty.
- Đối với công ty TNHH hai thành viên và công ty hợp danh thì cần: Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên.
- Đối với công ty cổ phần thì cần: Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông.
- Giấy ủy quyền nếu ủy quyền cho người khách thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty.
2.2 Nộp hồ sơ đổi tên công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua các cách sau:
- Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh;
- Nộp thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông;
- Nộp thông qua mạng điện tử (phổ biến nhất hiện nay).
Sau khi nhận được hồ sơ đổi tên hợp lệ của doanh nghiệp phòng đăng ký kinh doanh tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
3. Những điều cần làm sau khi đổi tên công ty
Sau khi doanh nghiệp thực hiện đổi tên công ty cần phải thực hiện những thủ tục sau:
- Khắc lại con dấu và làm lại biển hiệu công ty: Do con dấu và biển hiệu hiện tại vẫn hiển thị tên trước khi đổi của công ty chính vì vậy sau khi đổi tên cần thực hiện khắc lại dấu và làm lại biển hiệu.
- Thông báo đến cơ quan thuế quản lý và các cơ quan khác có liên quan.
- Thực hiện thay đổi thông tin trên tài khoản ngân hàng, do thông tin trên tài khoản ngân hàng vẫn là thông tin tên công ty trước khi thay đổi.
- Thông báo với khách hàng, những đối tác của công ty về việc thay đổi tên công ty.
- Sửa đổi, bổ sung những hồ sơ thủ tục hiển thị tên công ty cũ sang tên mới đã thay đổi.
Như vậy thông qua những chia sẻ trên Luật Thiên Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng chi tiết nhất thủ tục thực hiện việc thay đổi tên công ty. Khách hàng có thể tham khảo và thực hiện.
CÔNG TY LUẬT THIÊN PHÚC
LUẬT THIÊN PHÚC với phương châm “Chất lượng tạo nên giá trị” Luật Thiên Phúc sẽ là một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành công của khách hàng.Thông tin liên hệ
Các trường hợp nào không thuộc diện cấp giấy an toàn thực phẩm
- Phan Văn Tình
- 1,121
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là giấy tờ bắt buộc đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên ...Chi tiếtThủ tục thành lập công ty kinh doanh bất động sản
- Luật Thiên Phúc
- 1,027
Từ xưa đến nay, bất động sản luôn là một trong lĩnh vực được các nhà đầu tư, các cá nhân, tổ chức quan tâm không chỉ bởi đặc tính ...Chi tiếtChuyển từ công ty tnhh hai thành viên thành công ty tnhh một thành viên
- Phan Văn Tình
- 1,112
Công ty TNHH hai thành viên trong quá trình hoạt động không không còn đủ số lượng thành viên hoặc bất kỳ lý do nào khác có thể thực hiện ...Chi tiếtXin cấp giấy vệ sinh thực phẩm cho quán ăn
- Phan Văn Tình
- 1,132
Quán ăn kinh doanh dịch vụ ăn uống là một trong những ngành nghề yêu cầu điều kiện khi kinh doanh là phải có giấy an toàn thực phẩm. Vì ...Chi tiết