Thủ tục hiệu đính thông tin giấy phép kinh doanh
- - Cập nhật:
- Phan Văn Tình
- 1,022
Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thì việc sai sót là điều không thể tránh khỏi được. Khi phát hiện kịp thời những sai sót doanh nghiệp tiến hành thực hiện thủ tục hiệu đính thông tin trên giấy phép kinh doanh để có thể chỉnh sửa kịp thời. Vậy thủ tục hiệu đính được thực hiện như thế nào? Luật Thiên Phúc sẽ giúp khách hàng giải quyết thông qua những chia sẻ sau:
1. Hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp là gì?
- Hiệu đính là việc chỉnh sửa kịp thời những sai sót về lỗi chính tả, ngữ pháp, nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sau khi đã hoàn thành xong thủ tục đăng ký ký doanh của doanh nghiệp.
2. Khi nào cần phải thực hiện hiệu đính thông tin trên giấy phép kinh doanh?
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp hiệu đính bao gồm:
- Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
- Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
- Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưa chính xác so với bản giấy của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không có hoặc không chính xác so với bản giấy của Giấy chứng nhận do quá trình chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Thủ tục thực hiện hiệu đính
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị hiệu đính thông tin;
- Giấy ủy quyền và bản sao chứng thực của người được ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục hiệu đính.
3.1 Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ hiệu đính thì doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh thông qua các cách sau:
- Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh;
- Nộp thông qua dịch vụ bưu chính;
- Nộp qua mạng điện tử trên cổng thông tin quốc gia (Phổ biến nhất hiện nay)
3.2 Thời gian thực hiện
- Sau khi thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.
Như vậy thông qua những thông tin trên Luật Thiên Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng thủ tục hiệu đính thông tin một cách chi tiết nhất. Khác hàng có thể tham khảo và thực hiện.
CÔNG TY LUẬT THIÊN PHÚC
LUẬT THIÊN PHÚC với phương châm “Chất lượng tạo nên giá trị” Luật Thiên Phúc sẽ là một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành công của khách hàng.Thông tin liên hệ
Các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú
Dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh cung cấp các cơ sở lưu trú ngắn hạn cho những người có nhu cầu (công tác, du lịch)…và cả loại ...Chi tiếtXin giấy an toàn thực phẩm cho quán cafe
- Phan Văn Tình
- 1,025
An toàn thực phẩm là lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất, các cơ sở kinh doanh hiện nay cần phải đảm bảo các điều kiện về an toàn thực ...Chi tiếtThủ tục thành lập hộ kinh doanh gia đình
- Phan Văn Tình
- 1,038
Hộ kinh doanh cá nhân có thể hiện nay rất phù hợp với các cá nhân có quy định sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ, không muốn nhiều thủ ...Chi tiếtThủ tục thành lập chi nhánh công ty
- Phan Văn Tình
- 1,016
Công ty có thể mở thêm chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc để có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất kinh doanh ...Chi tiết