Các trường hợp giải thể công ty hợp danh
- - Cập nhật:
- Luật Thiên Phúc
- 952
Trong thời điểm nền kinh tế đất nước khó khăn như hiện nay, có nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Điều này mang đến không ít khó khăn cho các cơ quan quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp là phương án cuối cùng của các chủ doanh nghiệp lúc này. Vậy công ty hợp danh phải tiến hành giải thể trong trường hợp nào và quy định ra sao? Hãy cùng Luật Thiên Phúc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
I/ Căn cứ pháp lý
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT quy định về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.
II/ Công ty hợp danh là gì?
Công ty hợp danh là công ty mà có tối thiểu là 02 thành viên và là đồng chủ sở hữu chung trong doanh nghiệp, cùng nhau hoạt động kinh doanh còn gọi là thành viên hợp danh. Trong công ty, ngoài những thành viên hợp danh ra, có thể sẽ có thêm thành viên tham gia góp vốn, những thành viên hợp danh trong công ty sẽ phải chịu các trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với những nghĩa vụ của doanh nghiệp và còn những thành viên tham gia góp vốn thì sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong doanh nghiệp ở trong phạm vi của số vốn được góp.
III/ Điều kiện bắt buộc khi giải thể công ty:
– Chuẩn bị giấy phép, thủ tục trình báo đến những cơ quan cụ thể (cơ quan của thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc, Ngân hàng, …)
– Sau khi chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định giải thể thì doanh nghiệp phải chuẩn bị bộ hồ sơ để xin tiến hành giải thể doanh nghiệp và nộp đến cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để tiến hành trình báo đến các cơ quan thẩm quyền.
– Khi hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được nhận quyết định giải thể từ các cơ quan thẩm quyền. Từ đó, doanh nghiệp chính thức được giải thể đúng theo quy định của pháp luật.
– Lưu ý: Khi doanh nghiệp đã thực hiện thanh toán xong hết những khoản nợ của doanh nghiệp ở trong thời gian mà công ty đang hoạt động thì mới được phép giải thể.
IV/ Các trường hợp giải thể công ty hợp danh:
– Khi có quyết định giải thể của hội đồng thành viên công ty hợp danh.
– Khi đã kết thúc xong thời gian quy định về việc hoạt động của doanh nghiệp và cũng đã được ghi ở trong nội dung điều lệ của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không có đưa ra quyết định thực hiện việc gia hạn.
– Khi công ty đã bị thu hồi Giấy Chứng Nhận đăng ký kinh doanh.
– Khi doanh nghiệp không có được đầy đủ về số lượng tối thiểu của những thành viên dựa vào quy định (06 tháng liên tiếp).
V/ Hồ sơ giải thể công ty hợp danh:
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu sau:
+ Báo cáo việc thanh lý về tài sản của doanh nghiệp
+ Danh sách chủ nợ và khoản nợ đã thực hiện thanh toán, bao gồm cả việc thanh toán xong hết những khoản nợ của thuế và khoản nợ về tiền đóng BH – XH, về người lao động khi đã có quyết định giải thể công ty hợp danh (nếu có).
+ Thông báo của việc thực hiện giải thể công ty hợp danh (Dựa vào Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT – Phụ lục số II-24).
+ Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Mẫu con dấu, gồm cả giấy Chứng nhận mẫu con dấu (nếu có) hay giấy tờ chứng nhận là đã thực hiện thu hồi mẫu con dấu.
+ Quyết định từ thành viên công ty đối với việc công ty thực hiện giải thể.
+ Đối với các công ty đã được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hay những giấy tờ mà có các giá trị về pháp lý tương ứng thì ngoài những giấy tờ đã kể trên, công ty còn cần phải nộp kèm theo các giấy tờ như: Bản sao được hợp lệ của Giấy Chứng nhận đầu tư và của Giấy Chứng nhận đăng ký thuế, Giấy tờ đề nghị việc cập nhật, bổ sung nội dung thông tin thực hiện đăng ký công ty đã được quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT ở Phụ lục số II-18.
Thủ tục mua bán doanh nghiệp
Với thị trường kinh tế đầy biến động, thực trạng các công ty có quy mô nhỏ và vừa không đủ khả năng để tiếp tục hoạt động đành phải ...Chi tiếtChuyển địa điểm thực hiện dự án sang tỉnh khác
Trong quá trình hoạt động, có nhiều trường hợp doanh nghiệp quyết định thực hiện chuyển đổi địa điểm thực hiện dự án sang một địa điểm khác (khác tỉnh, ...Chi tiếtThủ tục khai nhận di sản thừa kế
TỪ KHÓA: Khai nhận di sản thừa kế Cơ sở pháp lý Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015; Luật Công chứng năm 2014; Nghị định 29/2015/NĐ-CP Quy định chi ...Chi tiếtChuyển địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Theo quy định của Pháp luật, những doanh nghiệp có nhu cầu chuyển địa điểm kinh doanh của công ty sang địa chỉ mới khác tỉnh (thành phố) thì cần ...Chi tiết