Luật Thiên Phúc

Thủ tục thành lập công ty hợp danh

  1. - Cập nhật:
  2. 1,051

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng khách hàng có thể tự do lựa chọn loại hình công ty phù hợp với nhu cầu, mục đích của mình. Loại hình công ty hợp danh là một trong những lựa chọn giành cho khách hàng đang có nhu cầu thành lập mới công ty. Vậy công ty hợp danh là gì? Thủ tục thành lập có khó không? Sau đây Luật Thiên Phúc xin được giới thiệu đến khách hàng quy trình thủ tục mở công ty hợp danh như sau:

luat-thien-phuc-vn-Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty hợp danh

1. Những điều cần biết về công ty hợp danh

Theo quy định tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:

  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Theo như những quy định trên thì công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp đối nhân các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty.

2. Những điều cần chuẩn bị khi mở công ty hợp danh

  • Chuẩn bị địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty hợp danh. (xem quy định chi tiết về trụ sở công ty tại …)
  • Chuẩn bị tên đặt cho công ty hợp danh. (xem quy định chi tiết về tên công ty tại …)
  • Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh
  • Chuẩn bị vốn điều lệ đăng ký của công ty hợp danh. (xem thêm khái niệm về vốn điều lệ/pháp định tại…)
  • Chuẩn bị danh sách thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh.

3. Những hồ sơ cần chuẩn bị khi mở công ty hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh;
  • Điều lệ công ty hợp danh;
  • Danh sách thành viên công ty;
  • Bản sao hợp lệ các loại giấy tờ sau:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức;
  • Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thay thủ tục thành lập công ty hợp danh.

4. Nộp hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh thông qua:

  • Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh;
  • Nộp thông qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Nộp tại hồ sơ đăng ký công ty thông qua mạng điện tử (phổ biến nhất hiện nay)

Sau 03 ngày khi nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp danh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phòng đăng ký kinh doanh tiến hành thông báo bằng văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung.

5. Những việc cần phải làm sau khi thành lập công ty TNHH hợp danh

  • Khắc dấu: Con dấu công ty hợp danh viên rất quan trọng, con dấu được sử dụng trong các giao dịch và đồng hành cùng công ty trong suốt quá trình hoạt động, chính vì đó sau khi được cấp giấy phép thì công ty nên thực hiện làm con dấu.
  • Gắn biển hiệu công ty hợp danh: Biển hiệu công ty cổ phần hiển thị những thông tin cơ bản của doanh nghiệp giúp nhận diện vị trí của công ty và để cơ quan thuế có thể theo dõi, quản lý.
  • Mua chữ ký số điện tử và khai báo thuế: Hiện nay theo quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kê khai và nộp báo cáo thuế qua mạng điện tử, vì vậy sau khi mở công ty cổ phần cần phải thực hiện mua chữ ký số và khai báo thuế.
  • Mở tài khoản ngân hàng: Tài khoản ngân hàng là tài khoản chính để doanh nghiệp tiến hành giao dịch nhận và chuyển tiền với khách hàng, tài khoản ngân hàng của công ty cũng sẽ do cơ quan thuế theo dõi khi có phát sinh doanh thu.

6. Ưu điểm của loại hình công ty hợp danh

  • Do các thành viên công ty hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về những rủi ro của công ty nên tạo được niềm tin cho khách hàng và đối tác.
  • Số lượng thành viên công ty hợp danh không nhiều và đa số là quen biết nhau nên việc điều hành và quản lý không quá phức tạp.
  • Và còn rất nhiều ưu điểm khác nữa, khách hàng có thể tham khảo thêm tại…

Như vậy thông qua những chia sẻ trên Luật Thiên Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng quy định, thủ tục để mở mới công ty hợp danh hiện nay. Khách hàng có thể tham khảo và thực hiện.

CÔNG TY LUẬT THIÊN PHÚC

LUẬT THIÊN PHÚC với phương châm “Chất lượng tạo nên giá trị” Luật Thiên Phúc sẽ là một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành công của khách hàng.

Thông tin liên hệ

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề