Luật Thiên Phúc

Các trường hợp nào không thuộc diện cấp giấy an toàn thực phẩm

  1. - Cập nhật:
  2. 1,058

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là giấy tờ bắt buộc đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng thuộc diện được cấp giấy an toàn thực phẩm, sẽ có một số trường hợp kinh doanh mà không cần giấy an toàn thực phẩm. Vậy những trường hợp nào không cần phải xin giấy ATTP? Luật Thiên Phúc sẽ đưa ra một số trường hợp như sau:

luat-thien-phuc-vn-Các trường hợp không thuộc diện cấp giấy an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì ?

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và cấp giấy.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có bắt buộc không ?

  • Hiện nay theo quy định thì đối với những cơ sở thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Việc cơ sở có giấy ATTP sẽ tạo được sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm đã được kiểm tra và có giấy VSTP và cũng thuận tiện cho việc quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Những cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Trường hợp nào sau đây không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy những cơ sở nào thuộc diện quy định như trên thì có thể hoạt động mà không cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên những cơ sở này cần phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Như vậy Luật Thiên Phúc chỉ ra những trường hợp không cần phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật. Qúy khách hàng có thể tham khảo và thực hiện.

CÔNG TY LUẬT THIÊN PHÚC

LUẬT THIÊN PHÚC với phương châm “Chất lượng tạo nên giá trị” Luật Thiên Phúc sẽ là một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành công của khách hàng.

Thông tin liên hệ

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề