Luật Thiên Phúc

Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư khác của nhà đầu tư nước ngoài

  1. - Cập nhật:
  2. 985

Trong nhiều năm trở lại đây, thi trường kinh tế trở nên sôi động với nhiều giao dịch chuyển nhượng, đặc biệt là chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư khác của nhà đầu tư nước ngoài. Điều này làm tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Dẫu vậy, một số doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ quy định của pháp luật về thủ tục này. Vậy, chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư khác của nhà đầu tư nước ngoài là gì? Trình tự thực hiện thủ tục nhu thế nào? Luật Thiên Phúc sẽ giải đáp cho quý khách hàng thông qua bài viết dưới đây.

Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư khác của nhà đầu tư nước ngoài

 

  1. CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP CHO NHÀ ĐẦU TƯ KHÁC CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LÀ GÌ?

Theo quy định tại Khoản 27, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh”

– Theo đó, chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư khác của nhà đầu tư nước ngoài là việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần giá trị tài sản của nhà đầu tư nước ngoài hiện hữu tại công ty cho nhà đầu tư khác.

  1. TRÌNH TỰ VÀ HỒ SƠ THỰC HIỆN THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP
  • Bước 1: Nhà đầu tư đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại Cơ quan đăng ký đầu tư

+ Cơ quan giải quyết: Phòng kinh tế đối ngoại/ Phòng kinh tế ngành – Sở Kế hoạch và Đầu tư/ Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính

+ Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc

+ Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa

 

Lưu ý: bước này chỉ áp dụng đối với nhà đầu tư nhận chuyển nhượng phần góp là nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu bên nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư Việt Nam thì không phải thực hiện bước này.

 

  • Bước 2: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (đăng ký thay đổi chủ sở hữu/ thành viên theo từng loại hình doanh nghiệp cụ thể)

+ Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư

+ Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc

+ Hình thức nộp hồ sơ: nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

 

  • Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Việc chuyển nhượng vốn phải được lập thành văn bản (Hợp đồng chuyển nhượng vốn) hoặc phải có các chứng từ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng.  Nội dung chuyển nhượng phải được thể hiện rõ ràng, đầy đủ (thông tin bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; số tiền chuyển nhượng; thời điểm nhận chuyển nhượng; quyền và các nghĩa vụ khác…). Nếu nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn cho người Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam, người nhận chuyển nhượng có thể thực hiện ngay thủ tục thay đổi chủ sở hữu cho công ty.

 

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do chủ sở hữu cũ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức;
  • Bản sao điều lệ sửa đổi của công ty;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người đại diện pháp luật của công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục.
  • Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

 

Thành viên có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp thì trình tự chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện như sau:

  • Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
  • Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Biên bản họp hội đồng thành viên;
  • Quyết định của hội đồng thành viên;
  • Thông báo lập sổ thành viên;
  • Danh sách thành viên;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân trường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức nhận chuyển nhượng và giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện pháp luật của tổ chức đó;
  • Quyết định góp vốn đối với của tổ chức nhận chuyển nhượng;
  • Giấy ủy quyền (nếu có).
  • Bước 3: Điều chỉnh dự án đầu tư (thay đổi thông tin nhà đầu tư sau khi nhận chuyển nhượng tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)

+ Cơ quan giải quyết: Phòng kinh tế đối ngoại/ Phòng kinh tế ngành – Sở Kế hoạch và Đầu tư/ Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính

+ Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc

+ Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa

Như vậy, Luật Thiên Phúc đã hướng dẫn quý khách hàng các nội dung liên quan đến thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư khác của nhà đầu tư nước ngoài. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề còn vướng mắc, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề