Luật Thiên Phúc

Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

  1. - Cập nhật:
  2. 977

Công ty hợp danh là loại hình tổ chức doanh nghiệp dạng đối nhân. Công ty hợp danh có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, các thành viên này có các quyền đối với công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong một số trường hợp thành viên hợp danh sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Vậy, quy định cụ thể về chấm dứt tư cách thành viên hợp danh như thế nào? Hãy cùng Luật Thiên Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  1. Căn cứ pháp lý

Luật Doanh Nghiệp 2020.

  1. Công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh là doanh nghiệp mà trong đó công ty phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn); thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

  • Quy định về thành viên trong Công ty hợp danh

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên của Công ty hợp danh phải là cá nhân. Công ty hợp danh có thể có 02 loại thành viên:

  1. Thành viên hợp danh:

Thành viên phải là cá nhân, bắt buộc phải có trong công ty và phải có ít nhất hai thành viên. Thành viên hợp danh là điều kiện bắt buộc nếu không công ty hợp danh không thể thành lập và hoạt động được.

Vấn đề trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp… của các thành viên tham gia là yếu tố quan trọng khi các thành viên quyết định liên kết thành lập công ty hợp danh.

Thành viên hợp danh phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh phát sinh sau trách nhiệm trả nợ của công ty, khi công ty có khoản nợ cần thanh toán, công ty phải trả bằng tài sản của công ty. Nếu tài sản của công ty không đủ để trả nợ, công ty phải giải thể hoặc phá sản để trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản còn lại; trường hợp vẫn không đủ để trả nợ, thành viên hợp danh mới phải trả nợ thay cho công ty bằng tài sản của cá nhân mình.

  1. Thành viên góp vốn:

Có thể là cá nhân, tổ chức (có thể có hoặc không có trong công ty hợp danh).

Thành viên góp vốn không có vai trò quan trọng như thành viên hợp danh nhưng giúp khả năng huy động vốn của công ty hợp danh cao hơn.

Thành viên góp vốn không bắt buộc về trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp,… nhưng bị hạn chế một số quyền trong công ty hợp danh.

Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản mà tài sản còn lại của công ty không đủ để trả nợ, thành viên góp vốn không phải dùng tài sản riêng để trả nợ thay cho công ty. Điều này giúp thành viên góp vốn có thể hạn chế được rủi ro khi đầu tư vào công ty hợp danh.

  1. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên trong Công ty hợp danh

Theo quy định tại Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chấm dứt tư cách thành viên hợp danh:

  1. Tự nguyện rút vốn khỏi công ty

– Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.

– Thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn và chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

– Các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 3 năm.

  1. Thanh viên đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Đối với trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.

  1. Bị khai trừ khỏi công ty theo một trong các trường hợp sau:

– Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;

– Vi phạm quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh, cụ thể:

+ Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

+ Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

+ Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

– Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;

– Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

– Các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 3 năm.

  1. Chấp hành hành phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật.
  2. Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên đó đã được sử dụng thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên mình.

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề