Luật Thiên Phúc

Thủ tục thành lập công ty vận tải

  1. - Cập nhật:
  2. 1,011

Việc vận chuyển hàng hoá, con người ngày nay được diễn ra thường xuyên, liên tục, hàng giờ liền xng quanh mỗi chúng ta. Tất cả những hoạt động vận chuyển gắn liền và có vai trò thiết yếu với con người này đều liên quan đến vận tải. Vận tải đã đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông. Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển là quá trình đưa các chất dinh dưỡng để nuôi các tế bào của cơ thể sống đó. Nắm bắt được tiềm năng lợi nhuận và giá trị thặng dư cao của lĩnh vực này, rất nhiều nhà đầu tư, doanh nhân muốn thành lập các công ty vận tải nhưng lại không rõ hay am hiểu về thủ tục thành lập công ty vận tải. Sau đây, Luật Thiên Phúc sẽ giới thiệu đến quý khách hàng để quý khách hàng có thể tham khảo những thông tin hữu ích về thủ tục thành lập công ty vận tải theo pháp luật Việt Nam.

  1. Những điều cần chuẩn bị khi mở công ty vận tải
  • Chuẩn bị địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty vận tải.
  • Chuẩn bị tên đặt cho công ty vận tải.
  • Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh của công ty vận tải.
  • Chuẩn bị vốn điều lệ đăng ký của công ty vận tải.
  • Chuẩn bị danh sách thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty vận tải.
  1. Điều kiện thành lập công ty vận tải
  • Doanh nghiệp được đăng ký tất cả các ngành nghề liên quan đến vận tải. Công ty hoạt động lĩnh vực vận tải thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tùy vào từng hình thức vận tải sẽ có quy định về điều kiện kinh doanh khác nhau.
  • Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải lên sở Giao thông vận tải để xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải.

Danh sách một số ngành nghề kinh doanh vận tải theo quy định pháp luật:

STTTên ngànhMã ngành
1Hoạt động các dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải5229
2Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương5012
3Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (Trừ vận tải bằng xe buýt)4931
4Vận tải hành khách đường bộ khác4932
5Vận tải hàng hóa đường bộ4933
6Vận tải đường ống4940
7Vận tải hành khách ven biển và viễn dương.5011
8Vận tải hành khách bằng đường thủy nội địa5021
9Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa5022
  1. Thủ tục thành lập công ty vận tải
Các bước thực hiệnHướng dẫn cụ thể
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty vận tảiHồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty vận tải bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
  • Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
  • Giấy ủy quyền cho Luật Thiên Phúc.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh để xin giấy phép.Sau khi nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký kinh doanhDoanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấuDoanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Thiên Phúc hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4: Thủ tục cần làm sau thành lập công ty vận tải
  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Thông báo sử dụng hóa đơn điện tủ;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài.

Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

* Lưu ý: Doanh nghiệp cần phải xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải trong một số trường hợp đặc thù như sau:

Trường hợp 1: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Hồ sơ chuẩn bị gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
  • Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  • Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
  • Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

Cơ quan giải quyết: Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo.

Trường hợp 2: Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm (trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đường sắt)

Hồ sơ chuẩn bị gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thực hiện theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP;
  • Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thể hiện rõ việc tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động kinh doanh hoặc vận tải hàng nguy hiểm;
  • Bảng kê danh mục, khối lượng và tuyến vận tải hàng nguy hiểm (ga đi, ga đến); danh sách người áp tải hàng nguy hiểm thực hiện theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP;
  • Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp đối với hợp đồng vận tải hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt giữa người thuê vận tải hàng nguy hiểm với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
  • Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố trong vận tải hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm;
  • Phương án làm sạch phương tiện và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận tải theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP.

Cơ quan giải quyết:

  • Bộ Công an cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 và không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
  • Bộ Quốc phòng cấp giấy phép vận tải hoặc mệnh lệnh vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc loại 1, 2, 3, 4 và 9 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
  • Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 5, 7 và 8;
  • Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho các loại thuốc bảo vệ thực vật;
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc loại 6.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho người đề nghị.

Trên đây, Luật Thiên Phúc đã giới thiệu đến khách hàng toàn bộ Thủ tục thành lập công ty vận tải theo luật mới nhất. Quý khách hàng có thể tham khảo và thực hiện. Nếu khách hàng có câu hỏi còn vướng mắc có thể liên hệ trực tiếp với công ty Luật Thiên Phúc thông qua:

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề