Ai có quyền tuyên bố phá sản?
- - Cập nhật:
- Luật Thiên Phúc
- 1,027
Phá sản doanh nghiệp là giải pháp xử lý dứt điểm những doanh nghiệp yếu kém, gặp khó khăn trong kinh doanh, thua lỗ kéo dài và không còn khả năng tiếp tục hoạt động. Hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp luôn tiềm ẩn rủi ro. Nhiều trường hợp đầu tư thua lỗ, doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, không thể tiếp tục hoạt động, buộc phải rút lui khỏi thị trường theo các hình thức giải thể hoặc phá sản. Ở các nước phát triển, các doanh nghiệp sử dụng giải pháp phá sản để rút lui khỏi thị trường một cách có trật tự, đồng thời cũng là cơ hội để làm lại từ đầu. Vậy ai có thẩm quyền tuyên bố phá sản? Sau đây, Luật Thiên Phúc sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết về chủ thể có thẩm quyền tuyên bố phá sản.
- Khái niệm phá sản
Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Doanh nghiệp, hợp tác xã được coi là mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Như vậy, chỉ khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới được coi là phá sản. Thêm vào đó, việc quy định khoảng thời gian 3 tháng nợ quá hạn cũng cho phép doanh nghiệp có thêm thời gian thu xếp thanh toán các khoản nợ, đồng thời hạn chế tình trạng chủ nợ lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, gây áp lực với doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
- Phân loại phá sản
Việc tuyên bố phá sản nhằm định đoạt số phận pháp lý của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đồng thời thực hiện việc thanh lý tài sản và phân chia tài sản cho các chủ nợ, người lao động. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra phá sản, phá sản được chia thành 2 loại: Phá sản trung thực và phá sản man trá.
– Phá sản trung thực là phá sản do nguyên nhân khách quan hay rủi ro trong kinh doanh gây ra như: thiên tai, địch họa, khủng hoảng kinh tế, biến động chính trị;
– Phá sản man trá là phá sản do chủ doanh nghiệp mắc nợ có thủ đoạn, hành vi gian dối, có sự sắp đặt từ trước, lợi dụng cơ chế phá sản để chiếm đoạt tài sản của các chủ nợ. Ví dụ chủ doanh nghiệp mắc nợ gian lận trong việc ký kết các hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực, sau đó tạo ra lý do phá sản không đúng sự thật. Đây là hành vi lừa đảo, thường bị xử lý nghiêm khắc về mặt hình sự.
Dựa vào cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý, phá sản được chia thành 2 loại: Phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc.
– Phá sản tự nguyện là phá sản do chính phía doanh nghiệp mắc nợ tự đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản khi thấy mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và không còn cách nào để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn đó. Theo Luật Phá sản, việc nộp đơn yêu cầu phá sản là nghĩa vụ của doanh nghiệp khi nhận thấy lâm vào tình trạng phá sản.
– Phá sản bắt buộc là phá sản được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của các chủ nợ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mắc nợ.
- Trình tự thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Phá sản 2014 thì trình tự thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Bước 2: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Bước 3: Mở thủ tục phá sản.
Bước 4: Mở hội nghị chủ nợ.
Bước 5: Phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 6: Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp.
- Nội dung của tuyên bố phá sản
Trong Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản phải gồm các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm;
– Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
– Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;
– Căn cứ của việc tuyên bố phá sản;
– Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; đình chỉ giao dịch liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã; chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; giải quyết hậu quả của giao dịch bị đình chỉ; tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu; chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, giải quyết quyền lợi của người lao động;
– Chấm dứt quyền hạn của đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Thanh lý tài sản và bán đấu giá tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Phương án phân chia giá trị tài sản trước và sau khi tuyên bố phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự phân chia tài sản quy định tại Điều 54 của Luật này;
– Chuyển yêu cầu giải quyết tranh chấp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
– Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 130 của Luật này;
– Giải quyết vấn đề khác theo quy định pháp luật.
- Ai có quyền tuyên bố phá sản
Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Các trường hợp Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản gồm:
Thứ nhất, trường hợp Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản theo thủ tục rút gọn theo Khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản năm 2014 khi:
– Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật này mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
– Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.
Tức là trường hợp người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hoặc khi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp nộp đơn mà doanh nghiệp không còn tiền hay bất cứ tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản hoặc sau khi Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.
Thứ hai, Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản đó là khi không thể tiến hành hội nghị chủ nợ theo Điều 106 của Luật Phá sản 2014. Tức là khi Hội nghị chủ nợ đã bị hoãn, mà Thẩm phán đã triệu tập lại họp Hội nghị chủ nợ theo thời gian luật định mà vẫn không tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ, thì Thẩn phán sẽ Quyết định tuyên bố phá sản. Hoặc khi Hội nghị chủ nợ không qua được Nghị quyết khi không đảm bảo có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ. Hoặc khi Hội nghị chủ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh khi không đảm bảo được có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
Thứ ba, là trường hợp tuyên bố doanh nghiệp phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ theo Điều 107 Luật Phá sản năm 2014. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 của Luật này thì Tòa án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:
– Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật này.
– Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh”
Sau khi thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Tiếp đó là giai đoạn xác định giá trị tài sản và thực hiện thanh lý tài sản và cuối cùng là phân chia tiền cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
Trên đây, Luật Thiên Phúc đã giới thiệu đến khách hàng về chủ thể có thẩm quyền tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Quý khách hàng có thể tham khảo thông tin. Nếu khách hàng có câu hỏi còn vướng mắc có thể liên hệ trực tiếp với công ty Luật Thiên Phúc thông qua:
Các loại cổ phiếu trong công ty cổ phần
- Luật Thiên Phúc
- 1,015
Lịch sử hình thành của Công ty cổ phần gắn liền với lịch sử ra đời của Cổ phiếu. Có thể nói, Cổ phiếu chính là sản phẩm riêng của ...Chi tiếtThủ tục đăng ký mã số mã vạch
- Phan Văn Tình
- 1,084
Mã số mã vạch được ví như mã định danh của sản phẩm hàng hóa, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý sản phẩm và nâng cao hiệu suất bán ...Chi tiếtĐiều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Phan Văn Tình
- 1,101
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là giấy tờ bắt buộc đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện nay. Đối với những ...Chi tiếtThủ tục thành lập chi nhánh công ty
- Phan Văn Tình
- 1,110
Công ty có thể mở thêm chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc để có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất kinh doanh ...Chi tiết