Bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty hợp danh
- - Cập nhật:
- Luật Thiên Phúc
- 1,026
Bổ sung ngành, nghề kinh doanh là một trong những thủ tục được thực hiện thường xuyên tại các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh. Dẫu vậy nhưng không phải đơn vị nào cũng nắm rõ quy định của pháp luật để thực hiện một cách chuẩn chỉnh. Vậy, với loại hình doanh nghiệp ít phổ biến hơn là công ty hợp danh thì việc bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty hợp danh có gì khác so với các loại hình doanh nghiệp còn lại. Sau đây, Luật Thiên Phúc sẽ hướng dẫn quý khách hàng một cách cụ thể về trình tự thủ tục thực hiện.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty hợp danh
- BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH LÀ GÌ?
- Định nghĩa về Công ty hợp danh
Theo quy định tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020: Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Bổ sung ngành nghề kinh doanh là gì?
Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh. Sau khi thủ tục hoàn tất, Sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy xác nhận ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
- TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÔNG TY HỢP DANH
Công ty hợp danh khi bổ sung ngành, nghề kinh doanh cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc bổ sung ngành nghề kinh doanh;
Doanh nghiệp xác định rõ loại hoạt động dự kiến kinh doanh để lựa chọn mã ngành, nghề kinh doanh tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg sao cho phù hợp;
- Bước 2: Soạn hồ sơ bổ sung ngành, nghề kinh doanh;
- Bước 3: Nộp hồ sơ;
+ Nộp theo hình thức trực tuyến (online) tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
+ Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư ((địa chỉ website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/)
+ Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc
- Bước 4: Cán bộ thụ lý thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ bổ sung ngành, nghề kinh;
- Bước 5: Kết quả chấp thuận hoặc thông báo sửa đổi, bổ sung
+ Trong trường hợp kết quả hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận ngành, nghề kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
+ Trong trường hợp không hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo sửa đổi, bổ sung có nêu rõ lý do cần sửa đổi.
- HỒ SƠ BỔ SUNG NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH
Thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh, công ty hợp danh cần đảm bảo các đầu mục giấy tờ, tài liệu như sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu II-1, Thông tư 01/2021/TT-KHĐT);
- Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành viên hợp danh nêu rõ nội dung;
- Văn bản ủy quyền (nếu ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục.
- MỘT SỐ LƯU Ý KHI BỔ SUNG NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH
- Trong trường hợp, doanh nghiệp bổ sung các ngành, nghề kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật định trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh mới này.
- Tròng thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nếu doanh nghiệp không thực hiện thủ tục thông báo hoặc quá thời hạn thông báo thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Luật Thiên Phúc về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty hợp danh. Trong quá trình thực hiện, nếu khác hàng gặp khó khăn hay vướng mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
- Luật Thiên Phúc
- 1,015
Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh không thể thiếu của mỗi quốc gia. Lĩnh vực này đang được đầu tư rất nhiều và trên đà phát ...Chi tiếtĐiều kiện mở công ty cổ phần mới nhất
- Phan Văn Tình
- 1,080
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp khá phổ biến bởi vì đại đa số các công ty cổ phần có tiềm lực khá mạnh và linh hoạt ...Chi tiếtThủ tục hướng dẫn xin giấy an ninh trật tự
- Phan Văn Tình
- 1,085
Hoạt động kinh doanh được chia làm hai dạng là kinh doanh thông thường và kinh doanh có điều kiện, đối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì ...Chi tiếtChuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài
- Luật Thiên Phúc
- 1,019
Với xu hướng hội nhập và phát triển như hiện nay, việc chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài dường như không còn là thủ tục xa lạ ...Chi tiết