Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
- - Cập nhật:
- Luật Thiên Phúc
- 1,032
Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh không thể thiếu của mỗi quốc gia. Lĩnh vực này đang được đầu tư rất nhiều và trên đà phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết rất nhiều Hiệp định về đẩy mạnh giao thương, mua bán hàng hoá một cách mạnh mẽ khiến những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu dần dần được ra đời như một đòi hỏi tất yếu của xã hội. Để giúp các nhà đầu tư có thể am hiểu thủ tục pháp lý khi thành lập công ty xuất nhập khẩu, Luật Thiên Phúc hướng dẫn quý khách hàng một số thủ tục cần thiết khi thành lập công ty công ty xuất nhập khẩu.
- Những điều cần chuẩn bị khi thành lập công ty xuất nhập khẩu
- Chuẩn bị địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty xuất nhập khẩu.
- Chuẩn bị tên đặt cho công ty xuất nhập khẩu.
- Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu.
- Chuẩn bị vốn điều lệ đăng ký của công ty xuất nhập khẩu.
- Chuẩn bị danh sách thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty xuất nhập khẩu.
- Một số điều kiện cần biết khi thành lập công ty xuất nhập khẩu
– Những loại hình kinh doanh sau đây sẽ được hiểu là công ty xuất nhập khẩu:
- Việc mua bán hàng hóa giữa các đối tác Việt Nam cũng như nước ngoài theo các hợp đồng mua bán.
- Nhận gia công hay lắp ráp các sản phẩm cho đối tác nước ngoài.
- Đại lý mua bán cho đối tác người nước ngoài tại thị trường Việt Nam.
Lưu ý: Các ngành nghề hay lĩnh vực thuộc danh sách tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu đều không được phép đăng ký kinh doanh.
– Đối tượng được đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu gồm:
- Các cá nhân là người Việt Nam và không sử dụng nguồn vốn nước ngoài trong việc kinh doanh thì được phép kinh doanh tất cả các loại nghành nghề ngoại trừ các loại hàng hóa trong danh mục cấm.
- Đối với các cá nhân sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của thương nhân quy định tại khoản 2 của Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 từ chính phủ quy định.
Vì thế trước hết để đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu bạn cần xác định được vốn của mình là loại vốn nào để tiến hành đăng ký chính xác.
– Điều kiện có thể thành lập được công ty xuất nhập khẩu:
- Hàng hóa muốn xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Công thương hoặc Bộ quản lý chuyên ngành.
- Phải đảm bảo các quy định về việc kiểm dịch nếu hàng hóa chính là động thực vật cũng như đảm bảo được quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm dưới sự kiểm tra của cơ quan nhà nước có liên quan.
- Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Các bước thực hiện | Hướng dẫn cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh
| Bạn phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau: • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; • Điều lệ công ty; • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần); • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực: Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân; Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức; • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức; • Giấy uỷ quyền cho Luật Thiên Phúc. Lưu ý: Trong trường hợp; doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện; thì cần phải xin cấp giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề đó; trước khi làm thủ tục đề nghị thành lập công ty xuất nhập khẩu. Ngoài ra; nếu doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất; nhập khẩu các loại hàng hóa có điều kiện thì cần phải làm thêm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu (hoặc nhập khẩu). |
Bước 2: Ký và nộp hồ sơ hành lập công ty xuất nhập khẩu | Ký các giấy tờ trong hồ sơ đã chuẩn bị ở Bước 1 và tiến hành việc Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/ Thành Phố nơi công ty đặt trụ sở chính. |
Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
| Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, quý khách hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Người nộp hồ sơ sẽ trực tiếp đến bộ phận một cửa xếp giấy hẹn và nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. |
Bước 4: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp | Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh. Lệ phí công bố heo quy định tại Thông tư 47/2019/TT – BTC là:100.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm nghìn đồng). |
Bước 5: Đặt con dấu pháp nhân công ty và công bố mẫu dấu của doanh nghiệp
| Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quý khách hàng cung cấp 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị khắc dấu để tiến hành khắc dấu cho công ty. Sau khi có con dấu sẽ tiến hành công bố mẫu dấu này. Hiện nay, Luật không quy định về thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp. Con dấu sẽ do doanh nghiệp tự khắc và tự chịu trách nhiệm. |
Bước 6: Thủ tục cần làm sau thành lập công ty xuất nhập khẩu |
|
Trên đây, Luật Thiên Phúc đã giới thiệu đến khách hàng toàn bộ Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu theo luật mới nhất. Quý khách hàng có thể tham khảo và thực hiện. Nếu khách hàng có câu hỏi còn vướng mắc có thể liên hệ trực tiếp với công ty Luật Thiên Phúc thông qua:
Bổ sung ngành nghề kinh doanh Hộ Cá Thể
- Luật Thiên Phúc
- 1,031
Tương tự như các loại hình kinh doanh khác, hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu hoạt động thêm ngành, nghề kinh doanh mới (hay còn gọi là bổ ...Chi tiếtChuyển đổi công ty tnhh 1 thành viên sang công ty tnhh hai thành viên
- Phan Văn Tình
- 1,094
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ loại hình công ty TNHH một thành viên sang loại hình công ty TNHH hai thành viên, điều ...Chi tiếtChuyển nhượng dự án gắn liền với đất
- Luật Thiên Phúc
- 1,036
Chuyển nhượng dự án gắn liền với đất là hoạt động diễn ra tương đối phổ biến tại Việt Nam. Đây không chỉ đơn thuần là chuyển nhượng một dự ...Chi tiếtBổ sung ngành nghề kinh doanh công ty TNHH Thành Viên
- Luật Thiên Phúc
- 1,033
Bổ sung ngành nghề kinh doanh chính là một trong những cách để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty TNN 2 thành viên. Qua đó ...Chi tiết