Bổ sung ngành nghề kinh doanh Thực Phẩm Chức Năng
- - Cập nhật:
- Luật Thiên Phúc
- 1,043
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng được xem như là một thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp. Bởi nhu cầu về bảo vệ sức khỏe được mọi người hết sức quan tâm. Nắm bắt xu thế đó, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, về cách thức thực hiện để đảm bảo đúng quy định pháp luật thì không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ. Vì vậy, Luật Thiên Phúc xin được giới thiệu đến quý khách hàng quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng như sau:
Bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
- THỰC PHẨM CHỨC NĂNG LÀ GÌ?
Thực phẩm chức năng là thực phẩm có chứa các hoạt tính sinh học cần thiết cho sức khỏe con người bao gồm: thực phẩm chế biến cải tiến từ các loại thảo dược, thực phẩm truyền thống, các thành phần dinh dưỡng hoặc không chứa dinh dưỡng khác nhưng có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với sức khỏe con người.
Theo quy định tại Thông tư 43/2014/TT-BYT, thực phẩm chức năng bao gồm: thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dung cho chế độ ăn đặc biệt.
Việc doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng chính là hoạt động sản xuất, phân phối các thực phẩm chức năng đến với người tiêu dung.
- MÃ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTG về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, khi doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh thực phẩm chức năng cần lưu ý các mã ngành đăng ký sau:
- Mã VSIC 1079: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu;
- Mã VSIC 4632: Bán buôn thực phẩm;
- Mã VSIC 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
- TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
- Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính.
- Hình thức nộp: Nộp trực tuyến qua hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp : dangkykinhdoanh.gov.vn.
- Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc
- Bước 3: Nộp lệ phí đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp và phí cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh
- Bước 4: Nhận kết quả – Giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh ra Thông báo sửa đổi, bổ sung hoặc Thông báo từ chối (có nêu rõ lý do từ chối)
- HỒ SƠ BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các văn bản, tài liệu sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định của chủ sở hữu/ Nghị quyết của Hội đồng thành viên/Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh thực phẩm chức năng;
- Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông về việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh thực phẩm chức năng. Biên bản phải ghi rõ nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ (nếu có);
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
- MỘT SỐ LƯU Ý CẦN BIẾT KHI BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
- Khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng hoặc đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng, công ty lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng là những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Trên đây là hướng dẫn của Luật Thiên Phúc về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng. Trong quá trình thực hiện, nếu khác hàng gặp khó khăn hay vướng mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Xin giấy an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm
- Phan Văn Tình
- 1,122
Thực phẩm là mặt hàng sử dụng hàng ngày của mọi gia đình vì vậy vấn đề an toàn thực phẩm cần được quan tâm nhiều nhất. Đối với những ...Chi tiếtĐiều kiện để được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
- Phan Văn Tình
- 1,077
Hiện nay hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt khi nhà nước chủ trương thu hút đầu tư nước ...Chi tiếtThủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên
- Phan Văn Tình
- 1,095
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn khá nhiều khi mở mới. Đầy là sự lựa chọn cho những ai không ...Chi tiếtHướng dẫn thủ tục công bố sản phẩm
- Phan Văn Tình
- 1,114
Công bố sản phẩm là quy định bắt buộc đối với một số sản phẩm nhất định theo quy định pháp luật. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh ...Chi tiết