Cầm đồ không có giấy phép kinh doanh có bị phạt không
- - Cập nhật:
- Luật Thiên Phúc
- 1,045
Hoạt động dịch vụ cầm đồ hẳn đã quá quen thuộc với chúng ta ngày nay. Có rất nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ được thành lập dễ dàng. Vậy, kinh doanh dịch vụ cầm đồ có cần đăng ký và được cấp phép không? Cầm đồ không có giấy phép kinh doanh có bị phạt không? Hãy cùng Luật Thiên Phúc tìm hiểu thông qua bài viết đưới đây.
- Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư 2020;
- Nghị định 96/2016/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là gì?
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là việc thương nhân cho khách hàng vay tiền và nhận giữ tài sản hoặc hàng hóa mà khách hàng thế chấp để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng cầm đồ.
Nghị định số 96/2016NĐ-CP quy định: “Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.”
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong số những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải đáp ứng theo quy định tại Nghị định số 96/2016NĐ-CP.
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành ngề kinh doanh có điều kiện, đương nhiên, những cơ sở hoạt động ngành nghề này bắt buộc phải kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ gia đình và có Giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các cơ sở kinh doanh hoạt động dịch vụ cầm đồ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
“1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
- Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.”
Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ cũng cần đáp ứng được điều kiện “Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, làm nhục người khác.”
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải thực hiện những trách nhiệm theo quy định tại Điều 25 và 27 Nghị định 96/2016/NĐ-CP trong quá trình hoạt động kinh doanh (từ khi có Giấy phép đăng ký đến khi giải thể).
- Phạt vi phạm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không có giấy phép
Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi các cơ sở kinh doanh dịch vị cầm đồ mà không có Giấy phép kinh doanh thì sẽ bị phạt với mức phạt từ 10.000.000 (mười triệu) đồng đến 15.000.000 (mười lăm triệu) đồng.
Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không ?
- Phan Văn Tình
- 1,111
Con dấu được xem như là đại diện của công ty, trong mọi hoạt động giao dịch của công ty điều cần có con dấu. Con dấu đối với công ...Chi tiếtĐiều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Phan Văn Tình
- 1,087
Trợ cấp thất nghiệp giúp hỗ trợ một phần cho người lao động trong thời gian chưa tìm kiếm được việc làm mới, mức trợ cấp thất nghiệp dựa vào ...Chi tiếtHướng dẫn đặt tên doanh nghiệp hay và đúng quy định
- Phan Văn Tình
- 1,178
Tên của doanh nghiệp sẽ đồng hành xuyên suốt cùng doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy doanh nghiệp nên lựa chọn đặt tên ...Chi tiếtPhân biệt chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện
- Phan Văn Tình
- 1,095
Chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện là các đơn vị phụ thuộc trực thuộc công ty, mỗi loại hình đơn vị phụ thuộc điều có các ...Chi tiết