Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại TP HCM
- - Cập nhật:
- Luật Thiên Phúc
- 1,037
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tồn tại 05 loại hình, đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi một loại hình doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu và điều kiện khác nhau như: số lượng thành viên tối thiểu và tối ta, giới hạn chịu trách nhiệm…Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, do nhu cầu thu hẹp hoặc mở rộng quy mô, các doanh nghiệp thường lựa chọn thay đổi loại hình theo mong muốn thay vì đóng doanh nghiệp cũ để mở doanh nghiệp mới. Vậy việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nói chung và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại Tp. HCM nói riêng cần phải đáp ứng điều kiện gì? Trình tự thủ tục chuyển đổi như thế nào? Luật Thiên Phúc sẽ hướng dẫn quý khách hàng một cách cụ thể như sau:
- CÁC DẠNG CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại tp HCM
Theo quy định tại Điều 202, Điều 203, Điều 204, Điều 205 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 26 của Nghị Định 01/2021/NĐ-CP, hiện nay tồn tại các dạng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như sau:
– Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại;
– Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty cổ phần và ngược lại;
– Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty cổ phần và ngược lại;
– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn/công ty cổ phần/công ty hợp danh.
- TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TẠI TP.HCM
– Bước 1: Xác định mục đích, lựa chọn loại hình doanh nghiệp sẽ chuyển đổi theo nhu cầu;
– Bước 2: Tổ chức cuộc họp: Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông…và thông qua quyết định chuyển đổi loại hình;
– Bước 3: Soạn hồ sơ và chuẩn bị các tài liệu cần thiết;
– Bước 4: Nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn)
- Cơ quan giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc
– Bước 5: Nhận kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sau chuyển đổi)
- LƯU Ý: Doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện tương ứng theo quy định tại mục “3. Hồ sơ chuyển đổi” dưới đây.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì người ký hồ sơ là Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần của công ty sau chuyển đổi.
- HỒ SƠ CHUYỂN ĐỔI
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, nhìn chung hồ sơ của các loại hình chuyển đổi gần giống nhau, cụ thể thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo từng loại chuyển đổi);
- Điều lệ công ty;
- Bản sao Hộ chiếu/CMND/CCCD của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (đối với loại chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần);
- Bản sao Hộ chiếu/CMND/CCCD đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông công ty là cá nhân; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ giấy phép thành lập đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức (kèm theo bản sao Hộ chiếu/CMND/CCCD đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền).
(Lưu ý: Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự)
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
- Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và thanh toán đủ khi số nợ đến hạn;
- Văn bản thỏa thuận của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên có hợp đồng chưa thanh lý;
- Văn bản cam kết/thỏa thuận của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có;
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong; Hợp đồng tặng cho (nếu có)…
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (nếu có)
- LƯU Ý:
- Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, ngoài các giấy tờ kể trên, kèm theo hồ sơ phải có: Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại, hồ sơ kèm theo các giấy tờ kể trên cần phải có:
+ Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc nghị quyết và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển đổi công ty;
+ Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới;
- Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nói chung khi nộp là không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trên đây là hướng dẫn của Luật Thiên Phúc về thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện, nếu khác hàng gặp khó khăn hay vướng mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo
- Phan Văn Tình
- 1,156
Hiện nay pháp luật không có quy định ràng buộc về việc các doanh nghiệp đặt trụ sở trùng nhau ở cùng một địa chỉ, chính vì vậy khi các ...Chi tiếtThủ tục hiệu đính thông tin giấy phép kinh doanh
- Phan Văn Tình
- 1,131
Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thì việc sai sót là điều không thể tránh khỏi được. Khi phát hiện kịp thời những sai sót ...Chi tiếtThủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
- Luật Thiên Phúc
- 1,040
Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh không thể thiếu của mỗi quốc gia. Lĩnh vực này đang được đầu tư rất nhiều và trên đà phát ...Chi tiếtThủ tục giải thể văn phòng đại diện
- Phan Văn Tình
- 1,137
Văn phòng đại diện là một trong những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, theo quy định thì văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh như ...Chi tiết