Luật Thiên Phúc

Chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư nước ngoài

  1. - Cập nhật:
  2. 1,029

Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI (Foreign Direct Investment) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhờ việc gia tăng nguồn vốn FDI đã làm gia tăng mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Với sự thúc đẩy này, việc chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã diễn ra một cách phổ biến tại Việt Nam. Vậy thủ tục này được thực hiện như thế nào? chắc hẳn mỗi doanh nghiệp chưa nắm rõ quy định hoặc chưa có cái nhìn tổng quát. Do đó, thông qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Phúc sẽ hướng dẫn quý khách hàng cách thức thực hiện cụ thể.   

Chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư nước ngoài

 

  1. CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GIỮA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LÀ GÌ?

– Chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư nước ngoài là việc chuyển quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đang là thành viên của công ty cho cá nhân, tổ chức nước ngoài khác.

– Việc chuyển nhượng vốn này được hiểu là chuyển nhượng phần vốn góp, thường xảy ra tại các công ty có loại hình doanh nghiệp là: Công ty trách nhiệm hữu hạn,

Lưu ý: Nếu việc chuyển nhượng dẫn đến làm thay đổi số lượng tối thiểu và tối đa thành viên trong công ty thì phải thực hiện thay đổi loại hình doanh nghiệp tương ứng với số lượng thành viên sau khi chuyển nhượng.

  1. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC

Trình tự thủ tục chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp của Nhà đầu tư đang là thành viên/chủ sở hữu tại công ty.
  • Thủ tục này sẽ được thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư/Ban quản lý các khu công nghiệp nơi tổ chức kinh tế có nhà đầu tư chuyển nhượng đặt trụ sở chính.
  • Thời gian cấp phép là: 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận được hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, thời gian thực tế thường mất khoảng 25-30 ngày.

 

  • Bước 2: Công ty thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp nhằm ghi nhận tư cách thành viên góp vốn của Nhà đầu tư sau khi đã nhận chuyển nhượng vốn góp.
  • Trong trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại Công ty cho Nhà đầu tư nước ngoài khác thì Công ty không còn đáp ứng đủ điều kiện về số lượng thành viên tối thiểu của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo đó, Công ty cần thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tương ứng với số lượng thành viên sau khi có nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng.
  • Thủ tục này thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Thời gian cấp phép là: 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận được hồ sơ hợp lệ.

 

  • Bước 3: Điều chỉnh dự án đầu tư nhằm ghi nhận các thay đổi về thông tin nhà đầu tư (thay đổi nhà đầu tư từ Nhà đầu tư chuyển nhượng thành Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng).
  • Thủ tục này sẽ được thực hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư/ Ban quản lý các khu công nghiệp.
  • Thời gian cấp phép là: 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận được hồ sơ hợp lệ.
  1. HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GIỮA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
  • Hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, bao gồm:

 

  1. Văn bản đăng ký mua phần vốn góp;
  2. Bản sao giấy tờ pháp lý của Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng (phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Công ty;
  1. Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc mua phần vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài.

 

  • Hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, bao gồm các tài liệu sau:

 

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  • Bản sao các giấy tờ sau:
  • Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của Công ty;
  • Giấy chứng nhận thành lập của Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
  • Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng là tổ chức.
  1. Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp; Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa Nhà đầu tư chuyển nhượng và Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
  2. Biên bản họp và Nghị quyết HĐTV; Quyết định của chủ sở hữu của Công ty về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  3. Văn bản chấp thuận về việc mua phần vốn góp của Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng.

 

  • Hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư bao gồm các tài liệu sau đây:

 

  1. Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  2. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng (được hợp pháp hóa lãnh sự)
  1. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp điều chỉnh và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Công ty.
  3. Bản sao hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
  • Bản sao Biên bản họp, nghị quyết hoặc quyết định của chủ sở hữu về việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài.

Như vậy, Luật Thiên Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng trình tự thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư nước ngoài. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu còn nội dung chưa rõ, quý khách hàng hãy liên hệ đến Luật Thiên Phúc để được hỗ trợ tư vấn một cách nhanh nhất.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề