Bổ sung ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh
- - Cập nhật:
- Luật Thiên Phúc
- 1,014
Hiện nay, do sự phát triển không ngừng của xã hội, các chi nhánh của doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh định hướng, chiến lược kinh doanh trong quá trình hoạt động. Theo đó, để đảm bảo việc điều chỉnh này đáp ứng đúng quy định của pháp luật, chi nhánh cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh bằng việc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Vậy, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh này được thực hiện như thế nào? Quý khách hàng hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Thiên Phúc để nắm được thông tin chi tiết cách thức thực hiện.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh
- CHI NHÁNH LÀ GÌ?
Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.
Theo Điều 84, Bộ Luật dân sự 2015 quy định chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Do đó, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải nằm trong phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, trong trường hợp chi nhánh hoạt động các ngành, nghề kinh doanh ngoài lĩnh vực được phép hoạt động của doanh nghiệp thì hoạt động này được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Với các hóa đơn mua, bán (nếu có) liên quan đến hoạt động này cũng được xem là hóa đơn bất hợp pháp, sẽ bị cơ quan thuế loại bỏ. Đồng thời, doanh nghiệp/chi nhánh sẽ bị các cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với hoạt động trái phép này.
- TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH
Theo quy định trên, chi nhánh chỉ được được hiện đúng các ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp, trường hợp có nhu cầu hoạt động ngành, nghề kinh doanh mới ngoài ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của doanh nghiệp thì trước khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh, quý khách cần phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tại bài viết này sẽ chỉ đề cấp đến việc “bổ sung ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh” được thực hiện như sau:
- Bước 1: Ra quyết định/tổ chức cuộc họp thông qua quyết định việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh cho chi nhánh;
- Bước 2: Soạn hồ sơ;
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi có chi nhánh hoạt động;
Nộp hồ sơ bằng hình thức online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
- Bước 4: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và gửi giấy biên nhận;
- Bước 5: Nhận kết quả hoặc Thông báo sử đổi, bổ sung
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, chi nhánh nhận được kết quả chấp thuận hoặc Thông báo sửa đổi, bổ sung (có nêu rõ lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung)
Lưu ý: Khi bổ sung một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì chi nhánh cần đáp ứng điều kiện theo luật định trước khi bắt đầu và trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Đặc biệt đối với một số ngành nghề có điều kiện về chứng chỉ hành nghề (dịch vụ thẩm định giá, kiểm toán, …) thì chi nhánh cần đáp ứng điều kiện về số lượng người yêu cầu có chứng chỉ hành nghề.
- HỒ SƠ THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CHO CHI NHÁNH
Chi nhánh thực hiện bổ sung ngành, nghề kinh doanh cần đáp ứng các giấy tờ, tài liệu sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh (mẫu Phụ lục II-9 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
Trên đây là tư vấn của Luật Thiên Phúc về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh. Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với Luật Thiên Phúc để được hỗ trợ giải đáp.
Các loại cổ phiếu trong công ty cổ phần
- Luật Thiên Phúc
- 1,010
Lịch sử hình thành của Công ty cổ phần gắn liền với lịch sử ra đời của Cổ phiếu. Có thể nói, Cổ phiếu chính là sản phẩm riêng của ...Chi tiếtBổ sung ngành nghề kinh doanh Hộ Cá Thể
- Luật Thiên Phúc
- 1,014
Tương tự như các loại hình kinh doanh khác, hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu hoạt động thêm ngành, nghề kinh doanh mới (hay còn gọi là bổ ...Chi tiếtThuế môn bài là gì ?
- Phan Văn Tình
- 1,069
Thuế là nghĩa vụ của cá nhân, doanh nghiệp phải thực hiện đối với cơ quan nhà nước, có nhiều loại thuế khác nhau mà cá nhân, doanh nghiệp phải ...Chi tiếtThủ tục thành lập công ty môi giới bất động sản
- Luật Thiên Phúc
- 1,012
Từ xưa đến nay, bất động sản luôn là một trong lĩnh vực được các nhà đầu tư, các cá nhân, tổ chức quan tâm không chỉ bởi đặc tính ...Chi tiết