Luật Thiên Phúc

Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải

  1. - Cập nhật:
  2. 1,017

Vận tải là một trong những ngành nghề kinh doanh quan trọng nhất với nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, hành lang pháp lý phải được thắt chặt đối với ngành nghề kinh doanh này. Cho nên việc các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh với lĩnh vực vận tải cần phải được xem xét pháp lý một cách kĩ lưỡng trước khi thực hiện. Vậy, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải như thế nào để đảm bảo đúng quy định? Cùng Luật Thiên Phúc tham khảo bài viết dưới đây.

Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải

 

  1. VẬN TẢI VÀ KINH DOANH VẬN TẢI LÀ GÌ?

Vận tải là quá trình tác dụng lực vào một hay nhiều vật thể để di chuyển chúng từ vị trí này sang vị trí khác, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của con người. Khi lực lượng sản xuất có sự phát triển, các hoạt động thương mại bắt đầu xuất hiện, nhu cầu đối với việc trao đổi, vận chuyển hàng hóa theo đó cũng ngày một tăng cao. Để đáp ứng các nhu cầu này, dịch vụ vận tải đã ra đời.

– Kinh doanh vận tải là hoạt động vận chuyển hàng hóa mang tính kinh tế, diễn ra giữa người vận tải, cung cấp dịch vụ (chủ thể) và người có hàng hóa cần vận chuyển, sử dụng dịch vụ, chịu trách nhiệm thanh toán (khách thể).

Dịch vụ này được thực hiện bằng nhiều phương thức vận chuyển khác nhau như: vận chuyển bằng đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường ống.

  1. MÃ NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH VẬN TẢI

Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, ngành nghề vận tải sẽ bao gồm các mã ngành sau:

  • Mã VSIC 4911: Vận tải hành khách đường sắt
  • Mã VSIC 4912: Vận tải hàng hóa đường sắt
  • Mã VSIC 4921: Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành
  • Mã VSIC 4922: Vận tải hành khách bằng xe buýt giữa nội thành và ngoại thành, liên tỉnh
  • Mã VSIC 4929: Vận tải hành khách bằng xe buýt loại khác
  • Mã VSIC 4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
  • Mã VSIC 4932: Vận tải hành khách đường bộ khác
  • Mã VSIC 4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
  • Mã VSIC 4940: Vận tải đường ống
  • Mã VSIC 5011: Vận tải hành khách ven biển và viễn dương
  • Mã VSIC 5012: Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
  • Mã VSIC 5021: Vận tải hành khách đường thủy nội địa
  • Mã VSIC 5022: Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
  • Mã VSIC 5110: Vận tải hành khách hàng không
  • Mã VSIC 5120: Vận tải hàng hóa hàng không
  • Mã VSIC 5210: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
  • Mã VSIC 5221: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt
  • Mã VSIC 5223: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không
  • Mã VSIC 5225: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ
  • Mã VSIC 5229: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp mình để lựa chọn những mà ngành kinh doanh tương ứng.

  1. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VẬN TẢI
  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan xử lý: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp;
  • Bước 4: Nhận kết quả: Văn bản xác nhận về nội dung thông báo thay đổi (bao gồm danh mục tất cả các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sau thay đổi).

Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo sửa đổi, bổ sung hoặc thông báo từ chối (có nếu lý do)

 

  1. HỒ SƠ BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VẬN TẢI

Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải, doanh nghiệp cần chuẩn bị các văn bản, tài liệu sau:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định của chủ sở hữu/ Nghị quyết của Hội đồng thành viên/Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh vận tải;
  • Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông về việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh vận tải. Biên bản phải ghi rõ nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ (nếu có);
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

 

Trên đây, Luật Thiên Phúc đã hướng dẫn quý khách toàn bộ nội dung liên quan đến việc thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải. Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung chưa rõ, quý khách hàng có thể liên hệ Luật Thiên Phúc để được hỗ trợ và tư vấn một cách nhanh chóng nhất.

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề