Luật Thiên Phúc

Chuyển nhượng vốn cho công ty nước ngoài

  1. - Cập nhật:
  2. 983

Chuyển nhượng vốn cho công ty nước ngoài là một trong những hình thức thường được áp dụng khi các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. Bởi, so với việc thành lập một doanh nghiệp mới hoàn toàn thì việc nhận chuyển nhượng vốn (thông qua hình thức mua lại một phần hoặc toàn bộ công ty) có phần đơn giản hơn. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng Luật Thiên Phúc tìm hiểu về cách thức thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho công ty nước ngoài như thế nào nhé.

Chuyển nhượng vốn cho công ty nước ngoài

  1. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÔNG TY NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

Có đủ năng lực tài chính được thể hiện thông qua Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của công ty nước ngoài;

– Đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên và theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Đảm bảo về quốc phòng, an ninh: không gây nguy hại hoặc có nguy cơ gây hại đến an ninh quốc gia, quốc phòng…

– Đáp ứng các quy định của pháp luật về đất đai, về điều kiện nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới/ven biển (nếu có)

– Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép thành lập được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng.

– Có bản sao hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty nước ngoài.

  1. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VÀ HỒ SƠ CỦA THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

Bước 1: Công ty nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

  • Cơ quan giải quyết: Phòng kinh tế đối ngoại/Phòng kinh tế ngành – Sở Kế hoạch và Đầu tư/ Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
  • Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
  • Hồ sơ bao gồm:
  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  • Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp địa chỉ trụ sở có đất thuộc vùng biên giới, hải đảo…).

Bước 2: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Thông báo/đăng ký thay đổi chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài)

  • Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư/ Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
  • Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
  • Hồ sơ bao gồm:

 

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Thông báo thay đổi chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên);
  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Quyết định về việc thay đổi của công ty;
  • Biên bản họp về việc thay đổi công ty (Đối với công ty cổ phần, công ty TNHH);
  • Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty;
  • Danh sách thành viên góp vốn; Danh sách cổ đông nước ngoài;
  • Bản sao công chứng hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Điều lệ (Đối với công ty TNHH một thành viên);
  • Ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế có công ty nước ngoài mua cổ phần, mua phần vốn góp).

 

Bước 3: Điều chỉnh dự án đầu tư (thay đổi thông tin nhà đầu tư là công ty nước ngoài sau khi nhận chuyển nhượng)

Bước này chỉ áp dụng với tổ chức kinh tế có công ty nước ngoài nhận chuyển nhượng có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

 

  1. MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO CÔNG TY NƯỚC NGOÀI

Sau khi được Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận ở Bước 1, công ty nước ngoài thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và chuyển vốn thông qua tài khoản vốn này;

– Các thành viên, cổ đông chuyển nhượng vốn thực hiện kê khai thuế khi chuyển nhượng theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có);

– Trong trường hợp giá trị chuyển nhượng không phù hợp, cơ quan thuế sẽ điều chỉnh về mức hợp lý.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục chuyển nhượng vốn cho công ty nước ngoài. Trong quá trình thực hiện, mọi khó khăn, vướng mắc liên quan, quý khách vui lòng liên hệ Luật Thiên Phúc để được hỗ trợ và tư vấn một cách nhanh nhất.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề