Luật Thiên Phúc

Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp

  1. - Cập nhật:
  2. 1,043

Đăng ký ngành nghề kinh doanh là quy định bắt buộc khi thực hiện đối với doanh nghiệp khi thực hiện đăng ký kinh doanh. Ngành nghề doanh nghiệp đăng ký phải thuộc hệ thống ngành nghề kinh doanh của Việt Nam. Vậy ghi ngành nghề kinh doanh sao cho đúng? Luật Thiên Phúc xin được giới thiệu cách ghi ngành nghề kinh doanh khi mở công ty như sau:

luat-thien-phuc-vn-Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp

1. Ngành nghề cấp 4 là gì:

Theo quy định thì khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh phải ghi ngành nghề theo mã ngành cấp 4 của hệ thống ngành nghề Việt Nam. Vậy mã ngành cấp 4 là gì :

  • Theo quyết định số 28/2018/QĐ-TTg hệ thống ngành nghề kinh kinh tế Việt Nam được phân hóa từ cấp 1 đến cấp 5, hiểu đơn giản hơn mã ngành gồm từ 1 số đến 5 số. Vậy nên mã ngành cấp 4 là mã ngành có 4 chữ số theo hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.

Ví dụ :

Tên ngànhMã ngành
Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất6820
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động5610

2. Cách ghi ngành nghành nghề kinh doanh khi đăng ký công ty

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cách ghi mã ngành nghề kinh doanh như sau:

  • Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ:

Tên ngànhMã ngành
Hoạt động tư vấn quản lý

(trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp lý)

7020
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)4931

Đối với những ngành nghề có điều kiện như này doanh nghiệp chỉ có thể đăng ký được khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Luật chuyên ngành.

  • Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ:

Tên ngànhMã ngành
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.

8299
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Bán buôn đá granite, đá marble và đá các loại

4669
  • Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
  • Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Ví dụ:

Tên ngànhMã ngành
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

Chi tiết: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.

5610
Quảng cáo

chi tiết: Quảng cáo thương mại.

7310

3. Lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh

  • Đối với một số ngành nghề cần phải bổ sung thêm cam kết thì khi đăng ký doanh nghiệp ghi thêm cam kết đối với ngành nghề đó.

Ví dụ:

Tên ngànhMã ngành
Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

Chi tiết: Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai(Không hoạt động tại trụ sở)

1104
Sản xuất đồ gỗ xây dựng.

(không hoạt động tai trụ sở)

1622
  • Đối với một số ngành nghề khi đăng ký mà luật quy định phải ghi thêm câu loại trừ đối với những ngành nghề có liên quan không được đăng ký.

Ví dụ:

Tên ngànhMã ngành
Vận tải hành khách đường bộ khác

(trừ hoá lỏng khí để vận chuyển)

4932
Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan

(trừ kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn)

4661

Ngoài ra doanh nghiệp có thể tham khảo thêm hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo quyết định số 28/2018/QĐ-TTg tại …

Như vậy thông qua những chi sẻ trên Luật Thiên Phúc đã giúp khách hàng khi đăng ký mã ngành nghề kinh doanh có thể thực hiện đúng theo quy định. Khách hàng có thể tham khảo và thực hiện.

CÔNG TY LUẬT THIÊN PHÚC

LUẬT THIÊN PHÚC với phương châm “Chất lượng tạo nên giá trị” Luật Thiên Phúc sẽ là một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành công của khách hàng.

Thông tin liên hệ

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề