Luật Thiên Phúc

Các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư

  1. - Cập nhật:
  2. 989

Chuyển nhượng dự án đầu tư là hoạt động diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay. Do nhu cầu mở rộng hay thu hẹp phạm vi kinh doanh nên mỗi doanh nghiệp sẽ có những lựa chọn phù hợp cho riêng mình. Theo nhu cầu đó, pháp luật có quy định về hình thức cho việc chuyển nhượng. Vậy các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư được quy định như thế nào? Luật Thiên Phúc sẽ giải đáp cho quý khách hàng thông qua bài viết dưới đây.

Các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư

  1. CĂN CỨ PHÁP LÝ
  • Luật đầu tư số 61/2020/QH14;
  • Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
  • Nghị định số 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;
  • Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định về mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư
  • Các văn bản pháp luật có liên quan khác.

 

  1. CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư năm 2020, có 02 hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư:

  • Chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư
  • Chuyển nhượng một phần dự án đầu tư
  1. ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
  • Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động;
  • Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  • Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
  • Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
  • Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư
  1. THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
  • Đối với dự án đầu tư mà nhà đầu tư được chấp thuận theo quy định lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại Điều 41 của Luật đầu tư năm 2020;
  • Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định trên, việc chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư sau khi chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  1. HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trường hợp chuyển nhượng dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư, gồm:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư; hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân,
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);
  • Bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Như vậy, với những chia sẻ trên của Luật Thiên Phúc đã giới thiệu đến khách hàng nội dung liên quan đến các hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư. Khách hàng có thể tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn trên. Trong trường hợp có nội dung chưa rõ, hãy liên hệ ngay với Luật Thiên Phúc để được hỗ trợ giải đáp một cách nhanh nhất.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề