Luật Thiên Phúc

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất

  1. - Cập nhật:
  2. 1,066

Để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam sẽ cần thỏa nhiều điều kiện về hồ sơ và thủ tục khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển đổi. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, Luật Thiên Phúc sẽ cung cấp những thông tin này qua bài viết dưới đây.

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật đầu tư 2020;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư;

– Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

– Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

– Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

  1. Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Theo quy định tại Khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2020 NĐ-CP: “Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.

Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.

  1. Điều kiện chuyển đổi thành doanh nghiệp chế xuất (DNCX)

Để thực hiện việc chuyển đổi từ doanh nghiệp không hưởng chính sách doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp chế xuất, trước hết doanh nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp phải là doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế (Khoản 10 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP).
  • Doanh nghiệp phải được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Khoản 10 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP).

Để trở thành DNCX, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng như sau:

  • Tường rào cứng bao quanh, ngăn cách với khu vực bên ngoài.
  • Hệ thống ca-mê-ra giám sát hiển thị rõ hình ảnh hàng hóa đi vào, đi ra doanh nghiệp. Hình ảnh quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ) và dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.
  • Hệ thống quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có thể kết xuất được số liệu nhập – xuất – tồn nguyên liệu, vật tư và sản phẩm để báo cáo quyết toán tình hình sử dụng với cơ quan hải quan.
  • Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan trước khi chuyển đổi (Khoản 2 Điều 78 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 54 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC), bao gồm:
  • Báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;
  • Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với DNCX sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan hải quan và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận là DNCX. Trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu nếu sau khi chuyển đổi sang DNCX vẫn tiếp tục thực hiện việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thì không phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan.
  1. Thủ tục chuyển đổi thành doanh nghiệp chế xuất

Để thực hiện việc chuyển đổi thành DNCX, doanh nghiệp cần thực hiện việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị và nộp hồ sơ tới Ban quản lý khu công nghiệp. Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;
  • Các tài liệu khác trong trường hợp Cơ quan đăng ký đầu tư có yêu cầu như: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư; Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Giấy phép phòng cháy chữa cháy.

– Bước 2: Ban quản lý khu công nghiệp xem xét hồ sơ, gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan hải quan nơi có trụ sở của doanh nghiệp.

– Bước 3: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới hoặc có văn bản trả lời nếu từ chối hoặc cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Lưu ý:

Trong trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến những thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.
Bài viết cùng chủ đề