Thủ tục xin cấp visa cho người nước ngoài
- - Cập nhật:
- Luật Thiên Phúc
- 1,018
Visa là một loại giấy tờ không thể thiếu khi một cá nhân nhập cảnh hoặc xuất cảnh sang một quốc gia khác. Vì vậy, trong nội dung sau đây, Luật Thiên Phúc sẽ cung cấp thông tin về thủ tục cấp visa (thị thực) cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Cơ sở pháp lý
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13, được Quốc hội thông qua vào ngày 16 tháng 06 năm 2014;
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 51/2019/QH14, được Quốc hội thông qua vào ngày 25 tháng 09 năm 2019;
- Thông tư số 31/2015/TT-BCA, ngày 06/7/2015 của Bộ Công an hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
- Visa là gì?
Visa, tên tiếng Việt là “Thị thực”, theo Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Vậy, visa được cấp để xác định những đối tượng được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh tại quốc gia cấp visa.
Thủ tục xin cấp visa cho người nước ngoài
- Điều kiện được cấp visa
Theo quy định tại Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), điều kiện để được cấp visa bao gồm:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức hoặc trường hợp người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam để khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh;
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh.
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định một số trường hợp để đề nghị cấp visa cần phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
- Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư;
- Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư;
- Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
- Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải người nước ngoài nào muốn nhập cảnh đến Việt Nam cũng cần phải có visa. Sau đây là các trường hợp được miễn visa cho người nước ngoài:
- Miễn visa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Sử dụng thẻ thường trú, tạm trú;
- Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam);
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn visa theo quy định của Chính phủ.
Trong trường hợp đơn phương miễn visa cần có các điều kiện sau:
- Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
- Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
- Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
- Thủ tục cấp visa cho người nước ngoài
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam theo khoản 1 Điều 16 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trực tiếp gửi văn bản đề nghị tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
- Văn bản đề nghị cấp thị thực theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm:
- Mẫu NA2 sử dụng cho cơ quan, tổ chức;
- Mẫu NA3 sử dụng cho cá nhân.
- Giải quyết đề nghị cấp thị thực:
- Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết và trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
- Đối với trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 16 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Với những thông tin trên, Luật Thiên Phúc mong rằng quý đọc giả có thể nắm được thủ tục cấp visa cho người nước ngoài. Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến pháp lý, vui lòng liên hệ để được tư vấn.
Đầu tư nước ngoài là gì? Vai trò, ý nghĩa của đầu tư nước ngoài
- Luật Thiên Phúc
- 1,022
Trong thời đại mà hợp tác quốc tế đang dần phổ biến hơn, các đầu tư nước ngoài thường chọn đầu tư vào quốc gia khác để mở rộng hoạt ...Chi tiếtChuyển nhượng vốn cho công ty nước ngoài
- Luật Thiên Phúc
- 1,027
Chuyển nhượng vốn cho công ty nước ngoài là một trong những hình thức thường được áp dụng khi các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. ...Chi tiếtChuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư nước ngoài
- Luật Thiên Phúc
- 1,025
Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI (Foreign Direct Investment) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhờ việc gia ...Chi tiếtThủ tục thực hiện thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty
- Phan Văn Tình
- 1,112
Thủ tục thực hiện thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất cần phải xác định ...Chi tiết